Ý nghĩa và văn hóa thờ Cửu huyền Thất tổ

Admin Blog - 18/07/2018 - 0 bình luận

"Cửu Huyền Thất Tổ" là cụm từ rất phổ biến khi chúng ta tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tâm linh của người Việt. Vậy bốn chữ ngắn gọn này mang ý nghĩa gì trong văn hóa Việt Nam?

Ý nghĩa thờ Cửu huyền Thất tổ

Văn hoá Việt Nam, dù trải bao thăng trầm lịch sử, nhưng đạo lý: “Sang đò nhớ ơn người chèo chống, nằm võng nhớ ơn người mắc dây” vẫn được khắc sâu trong tâm khảm người Việt.

Cửu huyền Thất tổ có nghĩa là 9 đời trong thế hệ một gia đình, hay nói cách khác chính là thờ phụng tổ tiên. Vì thế, thờ cúng “Cửu Huyền Thất Tổ” là tỏ lòng kính trọng với tổ tiên, các bậc tiền nhân đã sinh dưỡng, dày công dạy dỗ, dạy cách làm ăn, dạy hành động, cử chỉ sao cho tốt đẹp, hợp đạo lý để phát huy sự nghiệp của Tổ tiên và làm rạng rỡ Tổ tiên, là thờ cúng cái nguồn gốc phàm trần của xác thân.

Tìm hiểu về "Cửu huyền Thất tổ"

- Cửu Huyền: Nghĩa là 9 đời hay 9 thế hệ, gồm có:

1. Cao Tổ: Ông sơ

2. Tằng tổ: Ông cố

3. Tổ phụ: Ông nội

4. Phụ: Cha

5. Bản thân

6. Tử: Con trai

7. Tôn: Cháu nội

8. Tằng tôn: Chắt (cháu cố)

9. Huyền tôn: Chít (cháu sơ)

Bài vị cao 32cm chế tác thủ công bằng đồng vàng dày dặn

Bài vị cao 32cm chế tác thủ công bằng đồng vàng dày dặn

- Thất Tổ gồm:

7. Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ

6. Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ

5. Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ

4. Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ

3. Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ

2. Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ

1. Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ

Cửu Huyền Thất Tổ, vào thuở ban sơ, là một tổ hợp từ do Đạo giáo chế tác bằng cách vay mượn từ ngữ Thất Tổ của Đạo Nho kết hợp vào từ ngữ Cửu Huyền vốn từng có trước đó trong Đạo của mình. Trong hoàn cảnh tam giáo hợp nhất xảy ra, Đạo Nho bấy giờ cũng như cái vỏ ốc tư duy hóa thạch đang hồi thô ráp rỗng ruột được đổ đầy vào đó tinh thần từ bi bác ái của nhà Phật cùng tinh thần phóng khoáng tự do khinh bạc tung hoành xuất thế của Đạo giáo. Nhưng dù biện giải theo quan điểm tôn giáo của mình như thế nào, giữa Đạo giáo và Phật giáo, thì Cửu Huyền Thất Tổ cũng vẫn là một tổ hợp từ điểm chỉ các thế hệ tổ tiên ông bà đã chết trong quá khứ của mình.

Truyền thống ở Việt Nam chúng ta thường thờ cúng Cửu huyền, còn Thất tổ thì dành cho vua chúa mới được thờ phụng.

Cửu huyền tính từ bản thân mình làm cột mốc, trên chúng ta là ba thế hệ, bản thân (ta) và dưới là bốn thế hệ. Chúng ta thờ ba thế hệ trên ta là đương nhiên, nhưng tại sao lại phải thờ thêm cả ta và bốn thế hệ dưới?

Bởi vì, cuộc sống chính là một chuỗi các móc xích tương quan với nhau và nó trùng trùng duyên khởi.Thờ phụng ba thế hệ ở trên là thờ phụng những người đã có công sinh thành, dưỡng dục cho chúng ta nên người. Thờ phụng năm thế hệ sau trong đó có cả ta: là để nhắc nhở rằng kiếp này phải làm những điều thiện và tin luật nhân quả 3 đời gồm: quá khứ – hiện tại – tương lai có mối tương quan với nhau.

Bàn thờ “Cửu huyền thất tổ” 

 

Bài vị được chạm thủ công tỉ mỉ, tinh xảo

Bài vị được chạm thủ công tỉ mỉ, tinh xảo

Một trong những đồ thờ cúng không thể thiếu trên bàn thờ "Cửu huyền thất tổ" đó chính là Bài vị thờ bằng đồng ở giữa ghi chữ 九玄七祖  dịch ra là "Cửu huyền thất tổ". Đôi liễn hai bên thể hiện Kính bái đức độ của Cửu Huyền đó ơn cao trọng và bên phải thể hiện sự Tôn trọng công xây dựng tổ nghiệp của Thất Tổ là nghĩa cao sâu.

Thực tế thì ít gia đình lập bàn thờ “Cửu huyền thất tổ” riêng mà hay để chung một bàn thờ, và chưa chắc nhiều người có thể hiểu được “ngọn nguồn” của Cửu huyền thất tổ mà chỉ hiểu chung là nhớ ơn Tổ tiên. Cốt ở tấm lòng!

"Cửu huyền Thất tổ" trong nền văn hóa Việt Nam

Theo cách nhìn tổng quát, văn hóa có hai phần đặc trưng, đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nền văn hóa vật chất bao gồm các lĩnh vực thuộc khoa học kỹ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm các lĩnh vực thuộc học thuật, tư tưởng, tôn giáo và các loại hình giải trí, nghệ thuật.

Cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp qua việc thờ cúng của người Việt Nam thuộc loại hình văn hoá tinh thần. Cách tôn kính, thờ cúng này không phải ở Việt Nam mới có, mà từ thuở nhà Hạ, Thương/ Ân bên Trung Hoa cũng đã có nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên rồi.

Điều đáng nói ở đây là nền văn hoá tinh thần này đã được duy trì, phát huy và thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam dù trải qua bao biến thiên lịch sử. Không phải đất nước nào cũng duy trì được nền văn hoá quý báu này. Trung Hoa, một trong 3 cái nôi văn minh nhân loại thời cổ, đến khi Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 thì nền văn hoá tinh thần bị hạ bệ, nhất là giai đoạn “Cách Mạng Văn Hoá” thì tinh thần “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ người đào giếng” hoàn toàn bị xoá sổ, mà thay vào đó là nền văn hoá của “Mao Chủ tịch”.

Mua Bài vị thờ Cửu huyền Thất tổ ở đâu tốt nhất:

Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt) vì vậy quý khách hàng có nhu cầu sở hữu những Bài vị - Long vị bằng đồng như thế này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Xin cảm ơn!

 

 

Viết bình luận của bạn
Sản phẩm mới
Video Sản Phẩm
Danh mục Tin Tức
Đúc Đồng Bảo Long
Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa, Tân Bình
Đúc Đồng Bảo Long
Xưởng sx: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - Nam Định
Facebook Đúc Đồng Bảo Long Zalo Đúc Đồng Bảo Long Messenger Đúc Đồng Bảo Long 0912055661
Top