Ý nghĩa và cách treo tranh chữ Phúc

Admin Blog - 22/06/2018 - 0 bình luận

Mỗi dịp tết đến xuân về mọi người đều chúc phúc cho nhau, chúc nhau Phúc lộc đầy nhà, và nhiều nhà treo tranh chữ Phúc để mong muốn gia đình được gặp nhiều phúc lành. Vậy tranh chữ Phúc có ý nghĩa như thế nào?

Ý nghĩa tranh chữ Phúc trong phong thủy

 

Tranh chữ Phúc khung đồng khổ ngang 81cm x 55cm

Tranh chữ Phúc khung đồng khổ ngang 81cm x 55cm

Phúc (hay còn gọi là Phước) là biểu trưng cho sự may mắn, sung sướng và hạnh phúc. Từ ngày xưa con người đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ Phúc, mà ngày nay chúng ta thường thấy trong các tài liệu nghiên cứu, các áng văn chương, trong kiến trúc, trong các vật trang trí và ngay cả trên các y phục…

Chữ Phúc gồm bộ thị đi liền ký tự phúc. Bộ thị vốn là hình vẽ cái bàn thờ. Ký tự phúc - mà người đời sau chiết thành nhất khẩu điền - vốn là hình vẽ một vò rượu. Nghĩa là cầu cho trong nhà được bình rượu luôn đầy. Thế là đầy đủ, dồi dào và hoàn bị. Ý nghĩa của chữ phúc thoạt kỳ thủy tương tự chữ phú, ngày nay được hiểu là giàu.

Trong quan niệm cổ truyền của gia đình người Việt, chữ Phúc có vị trí quan trọng hàng đầu. Phúc còn có nghĩa là "thuận lợi", "đồng thuận". Thuận có nghĩa là từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài đều thông suốt, không có gì trở ngại. Trên thuận trời đất, dưới thuận vua tôi, dưới nữa thuận cha mẹ, con cái. Đời sống tinh thần bên trong và đời sống vật chất bên ngoài đều thuận lợi không có gì trắc trở, như vậy gọi là thuận, là Phúc. "Nhà có phúc" là ước vọng, là niềm vinh dự của người Việt Nam. Vì lẽ đó, cứ Tết đến xuân về, người ta thường viết chữ “phúc” trên một tờ giấy đỏ vuông dán ngoài cửa và xem như là một lá bùa chúc tụng điều may mắn trong năm.

Do vậy, treo tranh đồng chữ Phúc vừa giúp cho không gian trở nên đẹp hơn lại còn giúp mang may mắn, hạnh phúc, tài lộc cho chủ nhà. Bức tranh chữ bằng đồng này là một kiệt tác tranh đồng mỹ nghệ được các nghệ nhân của Bảo Long sáng tạo ra các tác phẩm chữ Phúc đầy nghệ thuật như hóa rồng, hóa phượng, trạm trổ.

 

Tranh chữ Phúc hóa rồng chạm thủ công bằng đồng vàng dày 1ly

Tranh chữ Phúc hóa rồng chạm thủ công bằng đồng vàng dày 1ly

Cách treo tranh chữ Phúc bằng đồng

- Chữ Phúc được treo ngược. Bởi, chữ Phúc lộn ngược đầu được đọc là ”phúc đảo” đồng âm với từ ”phúc đáo” nghĩa là phúc đến. Dán ngược chữ Phúc như vậy mới mang đầy đủ ý nghĩa là phúc tới, đem dán trước cửa nhà thì trở thành “phúc đáo tiền môn - phúc đến trước cửa”. Có hai truyện truyền kỳ giải thích việc treo ngược chữ phúc như sau:

Truyện thứ nhất là truyện từ đời nhà Minh (1368-1644). Vào đêm 30 tháng chạp, vua Minh Thái Tổ vi hành xem xét cảnh dân tình ăn Tết ra sao, thấy nhà nọ treo lồng đèn kéo quân trên đó vẽ cảnh tượng chế nhạo hoàng hậu. Vua giận lắm, bèn với tay treo ngược chữ “phúc” trước nhà người ấy, cốt đánh dấu để đặng sáng mai sai quân cấm vệ đến bắt tội. Khi trở về cung, hoàng hậu thấy vua có sắc mặt giận bèn gạn hỏi. Vua không giấu được liền kể lại sự việc. Hoàng hậu là người nhân từ nên sau đó truyền cho đám thái giám ra khỏi hoàng cung, bắt mọi nhà đều treo chữ “phúc” ngược lại. Chính nhờ đó, sáng ra quân cấm vệ không tìm được ai là người chơi đèn kéo quân nhạo báng hoàng hậu. Câu chuyện này được coi là khởi đầu của tục treo chữ phúc ngược.

Truyện thứ hai là truyền thoại từ đời nhà Thanh (1661-1911) về chữ phúc viết hay treo ngược. Chiều ba mươi tết, quan phủ lý của thái tử Cung Thân, cho lệnh treo chữ phúc trên những cửa chính ra vào đông cung. Có một tên lính hầu không biết chữ, treo ngược chữ Phúc. Thái tử nhìn thấy, nổi giận định trừng phạt tên lính hầu này. Quan phủ lý vốn là người giầu từ tâm, liền nghĩ ra cách gỡ tội cho tên lính hầu. Quan còn biết lòng thái tử khao khát may mắn để sớm lên ngôi báu. Ngài tâu thái tử: chữ phúc treo ngược là chữ phúc đảo, 倒, theo tiếng Trung Quốc đồng âm với chữ đáo 到, nghĩa là tới. Vậy chữ phúc treo ngược là điềm báo phúc đang tới. Thái tử hài lòng, không những không trừng phạt tên lính hầu mà còn trọng thưởng quan phủ lý và ban cho mỗi tên lính hầu năm lạng bạc. Quả là phúc đã tới với đám người này trong đêm trừ tịch đó.

 

Tranh chữ Phúc chạm tay khung liền đồng tuyệt đẹp

Tranh chữ Phúc chạm tay khung liền đồng tuyệt đẹp

Tranh chữ Phúc cũng như tranh Phúc, Lộc, Thọ nên được treo ở những nơi trang trọng trong gia đình như phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc. Người xưa thường treo tranh chữ Phúc phía trong cửa ra vào với ngụ ý phúc rơi vào đầu, phúc sẽ đến với gia đình. Với ngày nay, tranh chữ Phúc treo tại phòng khách mang lại hạnh phúc, bình an, phú quý cho cả gia đình. Treo tại phòng làm việc sẽ mang lại may mắn, thuận lợi và thông suốt cho công việc.

Quy Cách chế tác Tranh Chữ Phúc Bằng Đồng của Bảo Long:

- Chất liệu lòng tranh: Đồng vàng dày 8rem nhập Hàn Quốc
- Chất liệu khung xương tranh: Inox 304 hoặc gỗ thịt tuyển trọn
- Phương thức: chạm tay thủ công 100% cho độ tinh xảo cao nhất
- Bề mặt: đánh bóng và phủ 2k trong suốt giúp tranh bóng và bảo quản bề mặt
- Mẫu: chế tác độc quyền, luôn cập nhật mẫu mới

Mua tranh Chữ Phúc ở đâu tốt nhất:

Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt) vì vậy quý khách hàng có nhu cầu sở hữu những bức tranh Chữ Phúc bằng đồng như thế này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Xin cảm ơn!
 

 

Viết bình luận của bạn
Sản phẩm mới
Video Sản Phẩm
Danh mục Tin Tức
Đúc Đồng Bảo Long
Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa, Tân Bình
Đúc Đồng Bảo Long
Xưởng sx: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - Nam Định
Facebook Đúc Đồng Bảo Long Zalo Đúc Đồng Bảo Long Messenger Đúc Đồng Bảo Long 0912055661
Top