Kể từ ngày cái trống này được moi ra khỏi chỗ chôn giấu đến nay, những hình vẽ trên mặt trống vẫn là một thách đố đối với các nhà khảo cổ học, cũng như với nhân dân Việt Nam muốn tìm hiểu nó định nói cái gì?
Chúng tôi rất kính phục và cảm ơn các nhà khảo cổ Tây phương nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới. Nhờ các vị mà rất đông những nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chinh tên là Lạc, thờ thần mặt trời ( vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng), lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền, …
Chúng tôi chỉ trộm nghĩ rằng, trống đồng xưa chỉ tù trưởng mới được phép có, nó như một ấn ngọc tỷ, biểu tượng uy quyền của vị Hoàng Đế, người ta chả nên lầm mà hiểu nó như một sản phẩm công nghệ để trao đổi trong phiên chợ, và hiểu những hình vẽ là để cho vui mắt người mua dùng.
Việc cần là tìm cái ý tiên khởi của người xưa gởi gắm vào hình vẽ và nếu có thể được thì tìm hiểu xem hình vẽ đó để làm gì?
Trống đồng Ngọc Lũ dát vàng 9999 đường kính 50cm
Tạm coi là hình mặt trời ở giữa mặt trống, nhưng sao lại 14 tia sáng mà không hơn, không kém?
Sao lại chỉ có 18 con chim?
Sao lại có 6 con gà, 10 con hươu? Rồi 8 con gà 10 con hươu nữa?
Nếu làm cho đẹp sao không làm đều nhau?
Có lẽ chăng đây là cái trống của người tù trưởng quản lãnh 14 vị tù trưởng nhỏ khác mà tiếng trống đánh lên thì 14 nơi kia đều phải nghe?
Tài ba và nhiệm vụ của tù trưởng
Một tù trưởng hẳn phải có nhiều đám dân đến hỏi những việc thuộc đời sống hằng ngày của họ. Ông phải có hiểu biết gì hơn họ và chỉ bảo họ ra sao?
Ông tù trưởng phải có nhiệm vụ biết ngày giờ, sáng tối, trăng tròn trăng khuyết, tiết trời nóng lạnh, mưa gió, con nước, tình hình muôn thú, cũng như những dịp lễ lạt phải chuẩn bị trước. Sự tích lũy kinh nghiệm của nhiều đời tù trưởng đã phải được ghi lại, cũng như phải có gì để mà ghi lại, để mà làm việc và hướng dẫn quần chúng.
Một quyển lịch cổ xưa
Vì các lý lẽ trên, vị tù trưởng phải có một quyển lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng khí tiết, đặt ngay cạnh mình, để dân hỏi gì là tra ngay ra được câu trả lời.
Lịch ấy vạch trên đồ đất nung thì dể vỡ, dễ mòn, không truyền được nhiều đời. Vạch trên mặt trống đồng thì thật là tiện, gọn, đúng với vật biểu tượng uy quyền của mình cùng cả dòng tù trưởng.
Vậy những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.
Hoa văn trên mặt trống được đúc chìm cực kỳ sắc nét và đẳng cấp
Cách đếm ngày và đêm
Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày (dương lịch tính 365 ngày) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ. Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.
Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận. Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.
Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.
Vòng hình vẽ thứ nhất ở trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị mỗi bên vòng tròn đối nhau, đã không phải người Giao Chỉ ăn bận như thế, mà đó là những vị thần cai quản mỗi vị 1 tháng, trong 6 tháng đầu ở 1 bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Thêm có một hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên, đó là để ghi tháng nhuận của năm dư.
Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con hươu, ấy là hình vẽ những con vật tượng trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm.
Cái hoa 14 cánh ở trung tâm không phải là hình mặt trăng hay mặt trời của bộ lạc thờ những tinh thể ấy, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày. Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.
Bắt đầu đếm từ đâu?
Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn để dùng khởi đầu cuộc đếm
Tìm ra đầu mối là vấn đề quan trọng. Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn để dùng khởi đầu cuộc đếm. Ấy là điểm chỉ vào đêm 30 không trăng.
Ta biết rằng vào đầu tháng có 6 đêm không trăng. Vậy điểm khởi đầu để xem lịch phải nằm ở đuôi con gà cuối cùng trong dòng 6 con.
Thực hành việc ghi lịch và xem lịch:
Người ta có thể dùng một chất màu (son phấn, mực đen) mà bôi lên hình của mỗi cánh hoa khi có 1 đêm qua. Chẳng hạn đến cánh thứ tư mà vòng ngoài chưa có gì cả thì đó là đêm mồng 4 tháng giêng năm đầu của chu kỳ. Nếu vòng ngoài đã có 3 hình người tượng trưng cho tháng và vòng ngoài cũng đã có 6 con chim bị bôi rồi thì đó là đêm mồng 4 tháng tư năm thứ 7 của chu kỳ.
Người tù trưởng có thể lấy năm đầu của mình chấp chưởng quyền lãnh đạo làm năm đầu chu kỳ. Khi nhìn vào lịch thì biết rõ mình đã cai trị được bao nhiêu năm.
Con vật nhỏ theo sau mỗi con CHIM THỜI GIAN của một năm là để dành ghi năm nhuận 13 tháng. Cứ 5 năm thì bôi màu đánh dấu vào hai con vật nhỏ ấy, để hết tháng sáu nữa mới bôi vào tháng 6.
( Việc làm có vẻ mất công. Như ngày nay, mỗi ngày người ta cũng phải bóc một tờ lịch, và nếu lịch tháng thì mỗi ngày cũng phải lấy bút đánh dấu để hết tháng thì xé một tờ).
Trống được đúc thủ công bằng đồng đỏ thanh khiết, cao hơn 40cm, nặng chừng gần 50kg
Lịch in vào sách và lịch khắc trên mặt trống
“Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập tam quyển”. Thật đã rõ: người Trung Hoa in lịch trên sách và lịch 365 ngày. Người giao Chỉ khắc lịch vào mặt trống đồng và lịch 354 ngày. Người Trung Hoa dùng Thiên Can, Địa Chi tính năm tháng ngày theo chu kỳ thập lục hoa giáp. Người Giao Chỉ tính chu kỳ 18 năm và những bội số của 18 ấy. Tỉ như 180 là gồm 3 lần lục thập hoa giáp (180=3x60) . Kết quả vẫn như nhau vậy .
Riêng việc có một sáng kiến sắp xếp ngày tháng năm của quyển lịch cho tiện dụng hàng vạn năm thì đã thật là một sáng chế không kém cỏi về khoa học, hợp lý, nhất là khi chúng ta được biết chưa thấy dân nước nào có một quyển lịch như vậy (Âm lịch hay Dương lịch).
Mặt trống đồng Ngọc Lũ quả đúng là một quyển lịch được sắp xếp và vẽ một cách thông minh. Trừ một vài chi tiết chưa hiểu rõ như đã nói, những nét chính của hình vẽ đã khiến ta chân thành khâm phục rằng: Với mức độ hiểu biết và tiến hoá của đời nay cũng chưa chắc có người bố trí nổi một bản ghi thời gian tài tình như thế.
Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt) vì vậy quý khách hàng có nhu cầu sở hữu trống đồng Ngọc Lũ bằng đồng như thế này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Xin cảm ơn!