Đến tham quan các khu đền, miếu, đình, chùa, không khó để bắt gặp hình ảnh chú Rùa thấp bé đang cõng trên lưng con chim Hạc cao lêu khêu. Ngoài ra, không chỉ ở các đền chùa mà ngay cả những bộ đỉnh đồng thờ gia tiên cũng sử dụng hình ảnh Hạc đứng trên lưng rùa để thờ cúng.
Mặc dù được đặt ở rất nhiều nơi khác nhau, và cũng không còn xa lạ với mỗi chúng ta nhưng không phải ai cũng biết được hình ảnh mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc như thế này là gì bởi xoay quanh hình ảnh Hạc đứng trên lưng Rùa đã có rất nhiều những lí giải khác nhau trước đó.
Đôi Hạc thờ mẫu cổ được đúc bằng đồng đỏ tại Show Room: Đúc Đồng Bảo Long - Nguyễn Trãi Hà Nội
- Theo quan điểm của người Việt, Rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao, thường được gọi là cụ rùa, thần rùa. Rùa có thân hình chắc chắn cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường tồn. Bên cạnh đó, Rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt nên được coi là thoát tục.
- Truyền thuyết nói rằng, Hạc là chim tiên sống rất thọ, trong cuốn “Tướng hạc kinh” đã gọi hạc là ” thọ bất khả lượng” (sống lâu không thể tính) hay “hạc thọ thiên tuế” (hạc sống nghìn năm). Cũng chính bởi vậy, nhiều thế hệ sau vẫn dùng hình ảnh chim Hạc như một lời chúc , một mong ước về sự trường thọ.
- Rùa và Hạc là 2 loài vật rất thân nhau. Rùa- loài vật dưới nước, biết bơi. Hạc loài vật trên trời, biết bay. Khi trời làm mưa lũ cả một vùng rộng lớn . Hạc không biết bơi, Rùa đã cho Hạc cưỡi lên lưng, giúp đưa Hạc di chuyển khỏi vùng lũ tới vùng đất cao, khô ráo. Ngược lại, khi hạn hán Hạc giúp Rùa đi tìm tới các ao hồ .Như vậy, hình ảnh đôi Hạc cưỡi lưng Rùa còn thể hiện cho lòng chung thủy, sự tương trợ lẫn nhau vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Hạc đứng trên lưng Rùa bằng đồng của Đúc Đồng Bảo Long
- Trong đạo giáo, đặc biệt là Đạo Phật rất coi trọng loài chim Hạc, coi đó là loài chim trên cao, loài chim của các đức tối cao và lấy đó là tượng trưng cho những thế lực siêu nhiên sự thanh cao , tinh túy và những mong ước tốt đẹp. Người ta trưng bày Hạc ở những nơi trang nghiêm, ở những vị trí quan trọng trong căn nhà, ở những nơi thờ, cúng.
- Đôi Hạc đứng trên lưng Rùa bằng đồng trên bàn thờ gia tiên còn được sử dụng như một liệu pháp “ Trấn phong thủy” ngăn chặn tà, xấu vào nhà.
- Trong bộ Đỉnh đồng ngũ sự, đôi Hạc đứng trên lưng Rùa là khí cụ không thể thiếu trên bàn thờ cùng với lư hương đồng và đôi chân nến. Việc đặt một bộ Đỉnh đồng theo thứ tự: 1 Đỉnh đồng ở chính giữa, kế đó là đôi Hạc đồng cưỡi mu Rùa trầu đỉnh, sau đó tới đôi chân nến đồng . Việc đặt đôi Hạc đồng cùng với bộ đỉnh đồng như vậy theo phong thủy tạo nên một thế vững chắc, một sợi dây liên kết tâm linh huyền bí giống như trục liên kết trong vũ trụ. Với sự gắn liền của đôi linh vật quý được dân gian tôn sùng Hạc và Rùa tạp thành một cặp đôi hài hòa, gắn kết. Việc thờ cúng Hạc đồng cưỡi Rùa với ước mong cho gia đình luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng với ước mong về sự trường thọ, giàu sang và phát triển thịnh vượng bền lâu.
Hạc đứng trên lưng Rùa là một trong những Bộ đồ thờ phổ biến tại tất cả các gia đình, đình chùa ở Việt Nam, vậy vị trí đặt Hạc đứng trên lưng Rùa sao cho đúng vị trí:
- Tốt nhất là đặt Hạc ở hướng Nam, vì nó sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt.
- Hướng Tây sẽ đem lại sự may mắn cho con cái của bạn, trong khi hướng Tây Bắc là hướng nên chọn nếu gia đình bạn là tộc trưởng.
- Đặt Hạc ở hướng Đông sẽ có lợi cho con trai và cháu trai.
- Những khu vực không nên trưng Hạc là phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh. Bạn cũng có thể bày Hạc ở phòng ngủ, phòng ăn và phòng khách.
Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện nay chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt) vì vậy quý khách hàng có nhu cầu sở hữu Hạc đứng trên lưng Rùa bằng đồng như thế này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Xin cảm ơn!