Chuông đồng là một pháp bảo của chùa, vì quả chuông, hay còn gọi là đại hồng chung đã trở thành một pháp khí linh thiêng của chùa có sức lan tỏa rất lớn đến đời sống tâm linh đối với mọi người, mọi loài và mọi cảnh giới. Với những người học đạo bước đi trên con đường giải thoát giác ngộ thì tiếng chuông có một giá trị thiêng liêng và ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Mỗi khi chú tạo chuông, nhà chùa thường thực hành nghi lễ trọng thể, chú nguyện rất trang nghiêm. Trên thân của bất kỳ quả chuông đồng nào cũng đều có trang trí các đường nét hoa văn tượng trưng cho rất nhiều ý nghĩa sâu sắc của giáo lý nhà Phật cùng với hai bài kệ thỉnh chuông bằng chữ Hán (hoặc chữ Việt tùy theo), để mỗi khi đánh chuông, lời kệ cùng tiếng chuông vang vọng thấu cõi âm ti để chuyển hóa nghiệp lực chúng sanh và thức tỉnh nhân tâm, bỏ ác làm lành, quay về nẻo giác.
Các nghệ nhân đang thực hiện khâu sửa nguội cho chuông sạch đẹp
Tiếng chuông chùa - tiếng gọi tỉnh thức
Đức Phật thị hiện giữa cuộc đời luôn mong ước đem lại sự an bình và hạnh phúc cho nhân loại. Sự hiện hữa của ngôi chùa khắp nơi củng góp phần mang lại sự an vui cho cuộc đời. Chính vì vậy mà khi có dịp bước chân đến chùa ta cảm thấy cõi lòng như được thảnh thơi an lạc. Khi đến chùa ngoài việc lễ bái chiêm ngưỡng tượng Phật, Bồ Tát, chúng ta còn có dịp lắng nghe những thanh âm du dương thanh thoát được cất lên bởi chiếc đại hồng chung. Hình ảnh và âm thanh ấy đã có mặt từ rất lâu tại các ngôi chùa từ thành thị đến thôn quê và đã đi vào tiềm thức của mỗi người con dân Việt.
Trong mỗi chúng ta, ai củng có một góc trời của quê hương, đó chính là chiếc nôi đầu đời đưa ta trưởng thành khôn lớn, mà trong đó nét thanh bình giản dị ở chốn thiền môn, tiếng chuông chùa hai buổi sớm chiều vang vọng là miền ký ức đẹp đẽ, mà mỗi khi đi xa ta lại nhớ nhung về.
Với những người học đạo bước đi trên con đường giải thoát giác ngộ thì tiếng chuông chùa lại có một giá trị thiêng liêng, đó như là tiếng gọi của Phật giúp mỗi hành giả luôn tỉnh thức để sống trọn vẹn với những phút giây hiện tại nhiệm màu nhằm xua tan đi những khổ đau phiền lụy.
Chuông đồng 1 tạ với những đường nét hoa văn tinh xảo khi hoàn thiện
Tiếng chuông chùa - tiếng gọi sự giác ngộ
Trong mỗi chúng sanh luôn bị 108 trần lao phiền não quấy nhiễu, chính vì vậy mà trong mỗi thời khóa hô chuông cũng đánh lên 108 tiếng như đối trị lại những não phiền nghiệp chướng mà mỗi chúng sanh mắc phải, để cho hạt giống bồ đề và chất liệu yêu thương được vươn mình lớn dậy. Tiếng chuông không chỉ có giá trị giới hạn đối với người sống nơi cảnh giới nhân gian mà còn vượt xa lên tới cảnh trời và thấu xuốt vào tận chốn địa ngục khổ sở.
Trong sáu nẻo luân hồi mà chúng sanh chịu khổ, ngoài cảnh trời người được xem là có phước, còn lại 4 cõi địa ngục, ngạ quỹ, xúc sanh, a tu la thì luôn phải chịu triền miên đau khổ, mà trong đó cảnh giới địa ngục được xem là khổ đau nhất; nên mỗi khi tiếng chuông được ngân vọng là chuyên chở đi những thông điệp từ bi của người con Phật gởi đến nơi cảnh giới tối tăm mà chúng sanh đang còn phải chịu khổ để giúp chúng sanh kịp mau thức tỉnh hồi đầu mà lên thuyền từ về miền giải thoát an vui.
Chính vì lẽ đó mà hầu như các ngôi chùa hiện hữu thì luôn có chiếc đại hồng chung song hành để cùng hổ trợ trong công phu tu tập và hoằng dương Phật pháp.
Để đánh chuông đúng và chuyển tải hết ý nghĩa của tiếng chuông, người thỉnh chuông luôn phải định tâm, đưa tâm nguyện của mình vào trong từng tiếng chuông. Và để làm được như vậy nhà chùa đã soạn ra Nghi thức Thỉnh chuông.
Chuông đồng cỡ nhỏ kèm giá treo cho các từ đường, nhà thờ dòng họ
Nghi thức Thỉnh chuông thường là 108 tiếng cho thời gian thỉnh một giờ hoặc có chùa thì phương tiện còn 54 tiếng cho nửa giờ... Các ngôi chùa Việt thường thỉnh chuông vào hai buổi sáng, tối trong ngày. Buổi sáng thường là từ 3h30 đến 4h (trước thời công phu sáng), buổi tối thường là từ 18h30 đến 19h (trước giờ kinh Tịnh độ). Chuông đánh vào lúc đầu buổi tối có ý là nhắc nhở cơn vô thường nhanh chóng cho mọi người và đánh vào lúc sáng sớm là có ý thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để chóng vượt ra ngoài vòng tối tăm đau khổ.
Chuông thường được đánh 108 tiếng, tiêu biểu ý nghĩa đoạn trừ 108 phiền não căn bản (88 kiến hoặc, 10 tư hoặc, 10 triền: Vô tàm, vô quý, hôn trầm, ác tác, não, tật, trạo cử, thùy miên, phận, phú = 108 phiền não) của chúng sanh. Vì vậy, trong bài kệ chuông có câu: “Văn chung thanh phiền não khinh – dịch: nghe tiếng chuông phiền não nhẹ…” là ý nói nghe tiếng chuông thì 108 phiền não được tiêu trừ, tâm trí được nhẹ nhàng thanh thoát vậy. Bài kệ đọc trong khi nghe chuông đánh: “Văn chung thanh phiền não khinh, trí huệ trưởng bồ đề sanh, ly địa ngục xuất hỏa khanh, nguyện thành Phật độ chúng sanh, án già ra đế gia toá ha”. Còn khi đánh chuông thì đọc bài kệ: “Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, thiết vi u ám tất giai văn, văn trần thanh tịnh chứng viên thông, nhất thế chúng sanh thành chánh giác”, tiếp đến niệm danh hiệu Quán-thế-âm và thong thả đánh cho đủ 108 tiếng.
Với tấm lòng thành đúc chuông đồng, quý phật tử sẽ được gia hộ Phước Đức rất lớn. Bởi vậy tìm được địa chỉ đúc chuông đồng uy tín, chất lượng là điều rất quan trọng.
Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt) vì vậy quý khách hàng có nhu cầu sở hữu những chiếc Chuông đồng như thế này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Xin cảm ơn!