Ý nghĩa bát hương trong thờ cúng tâm linh

Admin Blog - 27/06/2018 - 0 bình luận

Trong văn hóa người Việt, bàn thờ là nơi tôn kính, thiêng liêng của mỗi gia đình, và bát hương đã trở thành một trong những đồ thờ cúng không thể thiếu trên ban thờ. Vậy ý nghĩa tâm linh của bát hương như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Ý nghĩa bát hương trong thờ cúng tâm linh

Bát hương không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất, mà hơn hết, nó mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần trong quan niệm tâm linh của người Việt. Bát hương là cả một biểu tượng văn hóa. Khi thắp hương lên, con người ta trong giây phút ấy là con người thành thực, trong sáng nhất dù họ có bị tha hóa đến mức nào. Rõ ràng lúc này bát hương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nhận thức. Bát hương đánh động tiếng gọi của lương tri và làm cho ta có cảm giác hướng thiện hơn.

Để đảm bảo mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ thì việc lựa chọn bát hương cũng đóng vai trò quan trọng. Theo các chuyên gia nghiên cứu về phong thuỷ, tâm linh, tốt nhất nên lựa chọn bát hương bằng đồng hoặc sứ. Tránh dùng các bát hương bằng đá, bởi nó chỉ phù hợp với các đền, miếu, chùa…

 

Bát hương đồng khảm ngũ sắc rồng chầu mặt nguyệt đường kính 35cm

Bát hương đồng khảm ngũ sắc rồng chầu mặt nguyệt đường kính 35cm

Bát hương là biểu hiện của cả nền văn hóa, của phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên truyền từ đời này qua đời khác, thể hiện lòng biết ơn, hiếu kính của đời con cháu đối với thế hệ tổ tiên. Bát hương sau khi được “an ngôi, chính vị” thì phải để nguyên, không được xê dịch hay chuyển sang bên trái hoặc bên phải bàn thờ vì theo quan niệm phong thủy điều này sẽ không tốt.

Người Việt quan niệm rằng, bát hương là sợi dây kết nối âm dương, thắp nén hương là lời mời tổ tiên, thần phật về hưởng lộc, lắng nghe lòng biết ơn, thành kính hay những lời thỉnh cầu của đời con cháu. Bát hương còn được ví như ngôi nhà, điểm dừng chân của những người đã khuất, là nơi để thần linh, tổ tiên ngự về cùng con cháu. Do đó, bát hương cần được giữ sạch sẽ. Việc lau dọn bát hương sẽ thực hiện trong khoảng sau khi tiễn ông táo về trời (23 tháng chạp) đến lúc giao thừa. Việc lau bát nhang nên cẩn thận, tránh di chuyển vị trí bát nhang. Gia chủ sẽ hóa bớt chân nhang (chỉ để lại 5 chân nhang trong mỗi bát nhang), lấy bớt tro trong bát nếu như quá đầy. Tro hóa chân nhang và tro bát nhang cần được trả ra sông, ra suối.

Thời kỳ phong kiến, khi mà tư tưởng Nho giáo còn đè nặng lên xã hội, tâm lý đẻ con trai để nối dõi tông đường rất phổ biến. Các cụ ta thường nói rằng: đẻ con trai để có người “hương hỏa”, 2 chữ hương hỏa còn có ảnh hưởng vô cùng lớn ở thời đại ngày nay. Có thể nói ý nghĩa của bát hương lúc này không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất hay tinh thần, mà nó còn mang giá trị truyền thống trao truyền, cha truyền con nối, con cháu nhớ về tổ tiên và bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Trong khi mọi thứ có thể thay đổi, nhà cửa thay đổi, dụng cụ thay đổi, cuộc sống thay đổi, nhưng bát hương thì không, điều đó là “bất di bất dịch”.

Cách đặt bát hương trên bàn thờ

Theo người xưa, việc đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên sẽ tùy theo phong tục từng vùng miền, địa phương khác nhau nhưng cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định.

Cách bố trí bát hương như sau: Bát hương Thờ Thần đặt ở giữa và bao giờ cũng phải to và cao hơn hai bát hương còn lại. Hai bát còn lại, bát hương bên trái thờ bà cô Tổ, ông mãnh. Bát hương bên phải thờ gia tiên, tức là họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ, nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.

Bát hương thường được đặt ngay phía trước đỉnh đồng, bộ tam sự, bộ ngũ sự và dễ nhìn thấy nhất trên bàn thờ. Với những gia đình có điều kiện thì thường có ngai thờ, đỉnh đồng... kèm theo trên bàn thờ. Còn các gia đình bình thường thì có thêm đèn dầu hoặc nến thắp sáng mỗi khi thắp hương.

 

Bát hương đồng cúng tiến đường kính 28cm đúc nổi cực đẹp

Bát hương đồng cúng tiến đường kính 28cm đúc nổi cực đẹp

Từ bao đời nay, bát hương luôn là vật thiêng liêng và gắn bó nhất trong quan niệm tâm linh của người Việt Nam. Các cụ từ xưa đã có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc thờ phụng cốt ở cái Tâm, có lòng thành hướng tới tổ tiên, làm điều thiện sẽ được phù hộ, tâm can thanh thản. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có hiểu biết nhất định về những kiêng kị, các quy tắc,… để tiến hành thờ cúng sao cho đúng cách nhé.

Mua Bát Hương thờ cúng ở đâu tốt nhất:

Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt) vì vậy quý khách hàng có nhu cầu sở hữu những Bát Hương bằng đồng như thế này hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Xin cảm ơn!

 

Viết bình luận của bạn
Sản phẩm mới
Video Sản Phẩm
Danh mục Tin Tức
Đúc Đồng Bảo Long
Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa, Tân Bình
Đúc Đồng Bảo Long
Xưởng sx: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - Nam Định
Facebook Đúc Đồng Bảo Long Zalo Đúc Đồng Bảo Long Messenger Đúc Đồng Bảo Long 0912055661
Top