Tượng phật bà nghìn mắt nghìn tay có bao nhiêu tay?

Nguyễn Hiếu - 23/11/2020 - 0 bình luận

Nếu như hình tượng Quan Âm Thị Kính tượng trưng cho sự nhẫn nhịn, lòng từ bi, tình yêu thương trải khắp nhân gian, thì hình tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn nguyên nghĩa tượng trưng cho Phật pháp, dùng thần lực của nhà Phật để cứu độ chúng sinh muôn loài. Khi nhìn thấy bức tượng này quý phật tử sẽ có thắc mắc như: Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn này có bao nhiêu tay? Ý nghĩa của tượng thiên thủ thiên nhãn là gì? Cùng Bảo Long đi tìm lời giải cho những thắc mắc ngay sau đây.

Tìm hiểu sơ lược về truyền thuyết về Quan Âm nghìn tay nghìn mắt

Hình tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt bắt nguồn từ sự tích Phật giáo của Ấn Độ về công chúa Diệu Thiện. Tương truyền từ xa xưa, có một vị vua mãi vẫn không có con để nối truyền ngôi vị. Sau nhiều ngày lễ bái cầu nguyện, thay vì sinh được con trai thì hoàng hậu lại hạ sinh 3 người con gái đẹp kiều diễm thướt tha.

Nhà vua đặc biệt yêu quý công chúa thứ 3 có tên là Diệu Thiện và có ý định nhường ngôi cho khi nàng lấy chồng. Tuy nhiên, công chúa không tuân theo tâm nguyện của vua cha mà quyết định xuất gia để tu hành.

Nhà vua khuyên răn bao nhiêu bà cũng cương quyết không chịu. Hạ lệnh cho các trụ trì trong chùa phải dùng đủ cách để đày đọa công chúa.

Hình tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt bắt nguồn từ sự tích Phật giáo của Ấn Độ

Quan thế âm Bồ Tát Không lay chuyển được con gái, nhà vua quá tức giận bèn ra lệnh đốt chùa, thà giết chết con chứ không cho phép con trái mệnh mình. Tương truyền trong khói lửa mịt mù, công chúa Diệu Thiện được một con hổ trắng cứu thoát, chạy tuốt sang tận Việt Nam, vào tu ở động Hương Tích (Ngày nay, chùa Hương vẫn có di tích thờ Bà chúa Ba, chính là Quan Âm Diệu Thiện).

Bấy giờ, công chúa phát thệ xuống 18 tầng địa ngục để cứu vớt vô số chúng sinh đang chìm đắm trong đau khổ. Trở về dương gian, bà tiếp tục tu luyện trong 9 năm và đã chứng đắc Phật pháp nhiệm màu. Lúc này, ở quê nhà, vua cha của bà bị bệnh nặng, các thầy thuốc đều bó tay. Công chúa Diệu Thiện lập tức trở về để cứu cha. Biết cha bị ngạ quỷ làm hại, bà khảng khái khoét mắt, xẻo thịt tay chân để hiến dâng, cứu cha thoát khỏi cái chết.

>>>Xem thêm các mẫu tượng Trần Hưng Đạo bằng đồng giúp gia chủ chiêu tài hút lộc

Phật tổ cảm động trước lòng thành của công chúa Ba đã độ trì cho bà thành Phật, lại ban cho bà nghìn tay nghìn mắt để cứu vớt thế gian. Trở thành Phật, đức Quan Âm Diệu Thiện trở lại giáo hóa cho cha mẹ và thần dân được tỉnh ngộ về vô lượng công đức Phật.

Tuy mang nhiều màu sắc thần thoại nhưng truyền thuyết về Quan Âm nghìn tay nghìn mắt vẫn mang đầy đủ những ý nghĩa của việc tu Phật. Là một vị công chúa được vua cha yêu quý muốn truyền ngôi, bà đáng ra sẽ được hưởng mọi lạc thú của thế gian. Nhưng tâm Phật đã cảm hóa, khiến bà muốn được tu hành, giữ giới.

Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tượng trưng cho Phật pháp, cứu độ chúng sinh muôn loài.

Tượng Phật Bà Thiên Thủ Thiên Nhãn có bao nhiêu tay?

Bạn hiểu một cách đơn giản nhất, chính là Phật bà có nghìn bàn tay là có bấy nhiêu con mắt; có biết là có làm, có làm nghĩa là có biết. Nếu chỉ có một trăm tay nhưng sẽ có tới nghìn mắt thì điều này chỉ là minh chứng cho việc biết nhiều làm ít, không có được lợi ích gì đối với chúng sinh.

Nếu có nghìn tay nhưng chỉ có trăm con mắt thì làm nhiều, làm cách nhiệt tình, sẽ không quán xuyến được đầy đủ chính vì thế sẽ đem lại tổn hại đến chúng sinh.

Tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh

Phật giáo luôn cao giá trị chân lý này với hình tượng Phật Bà Quan Âm. Nếu như bạn đi đúng con đường ấy thì chắc chắn làm cho chúng sinh sẽ bị ảnh hưởng được nhiều lợi ích an lạc nhất.

Tùy từng đối tượng là phật tử hay quỷ dữ, tùy thuộc vào chuyện buồn hay là chuyện vui mà hiển thị với nhiều trạng thái khác nhau. Ở Phía trên cùng của Phật bà còn có tượng A Di Đà, điều này thể hiện cho sự tôn kính đối với Phật tổ, cho dù thần thông quảng đại thế nhưng vẫn hành động đều phải theo sự điều chỉnh của Phật pháp.

Như vậy, hình tượng của Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay đã và đang để lại cho nhiều người bài học đầy tình người nhưng lại rất trí tuệ. Phật bà có tới nghìn tay để làm thế nhưng cũng phải có nghìn mắt để “biết”. Dù trải qua nhiêu biến động với thời gian thế nhưng nó vẫn không thay đổi.

Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn có bao nhiêu tay?

Hình tượng thuần Việt của đức Phật Bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt mang trên mình rất nhiều phép thuật. Ngoài hai bàn tay giữ ấn quyết nhà Phật, các tay còn lại của Phật bà đều cầm những pháp bảo để thuần hóa quỷ dữ hoặc cứu vớt chúng sinh. Có thể ví dụ như: cây gậy hành hương, mũi tên, mặt trăng, hoa sen, bình cam lồ, nhành dương liễu, mây ngũ sắc, kiếm, hoa sen trắng, sọ người, gương soi, chùm nho, cây kích, kinh văn, thủ ấn, đinh ba, tràng hạt, thiên cung, phất trần, thiền trượng, cung tên, hoa sen đỏ...

Trong tín ngưỡng dân gian, Phật bà nghìn tay nghìn mắt vừa hiền hòa vừa uy nghi, thiện nam thiện nữ gặp bà thì hoan hỉ; kẻ bất lương, quỷ sứ ma quái gặp bà thì sợ hãi.

Trong quan niệm của đạo Phật, con số một nghìn biểu trưng cho sự viên mãn, nên hình tượng của Phật bà cũng có đủ nghìn tay nghìn mắt. Về tổng thể, trong các đền chùa, Phật bà thường được tạo tác với 40 tay lớn và 960 tay nhỏ, trong mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt.

Đây là tác phẩm điêu khắc đạt tới trình độ đỉnh cao về mặt mỹ thuật của những nghệ nhân Viêt Nam.

Kinh Phật giải thích rằng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt chính là “lục căn diệu dụng”, còn có ý nghĩa là tri và hành hợp nhất.

Hiểu một cách đơn giản, Phật bà có bao nhiêu bàn tay là có bấy nhiêu con mắt; có biết là có làm, có làm là có biết. Nếu chỉ có một trăm tay nhưng có tới nghìn mắt thì chỉ là biểu hiện cho việc biết nhiều làm ít, không lợi ích gì cho chúng sinh

Ngược lại, nếu có nghìn tay nhưng chỉ trăm mắt thì làm nhiều, làm một cách nhiệt tình, nhưng do không biết đầy đủ nên đem lại tổn hại cho chúng sinh.

>>>Xem thêm các mẫu đồ đồng dát vàng 9999 đẳng cấp, hàng đầu thị trường

Giáo lý nhà Phật đã thể hiện một cách sinh động và đầy hiện thực con đường tu hành thông qua hình tượng Phật bà này. Nếu đi đúng con đường ấy thì khả năng làm lợi ích an lạc cho chúng sinh là rất lớn.

Trong một số tạo tác ở chùa chiền Việt Nam, một lần nữa lại thấy sự kết hợp chỉ có ở nước ta, mang tính chất thuần Việt. Đó là sự kết hợp của hai biểu tượng: Quan Âm nghìn tay nghìn mắt và Thập nhất Diện Quan Âm. Trong hình tượng này, có 3 tầng tạo tác. Quan Âm nghìn tay nghìn mắt ngự trên tòa sen, tay cầm ấn quyết và nhiều pháp bảo như bình thường.

Ở phần đầu của Phật bà, sẽ thấy hình ảnh của Thập nhất Diện Quan Âm. 11 khuôn mặt kể cả khuôn mặt chính (hướng về phía trước) đều có những biểu cảm khác nhau: trang nghiêm, dũng mãnh, uy hùng, đượm buồn, mừng vui...

Điều này thể hiện thần thông của Phật bà, tùy từng đối tượng là phật tử hay quỷ dữ, tùy chuyện buồn hay chuyện vui mà thị hiện với nhiều trạng thái khác nhau. Phía trên cùng của Phật bà còn có tượng A Di Đà, biểu thị sự tôn kính Phật tổ, dù thần thông quảng đại những vẫn hành động theo sự điều chỉnh của Phật pháp.

Tựu trung lại, toàn bộ tạo tác đức Quan Âm này làm nên 3 tầng, tượng trưng cho tổng thể pháp lực, có công năng diệu dụng phá tan ba chướng: nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng. Kinh Phật quan niệm đây chính là đường lối chính để giải tỏa khổ ải cho kiếp nhân gian.

Đền chùa, Phật bà thường được tạo tác với 40 tay lớn và 960 tay nhỏ, trong mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt.

Như vậy, sự hợp nhất giữa hình tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn và Thập Nhất Diện Quan Âm (trong công năng tiêu trừ ba chướng) đã thể hiện đầy đủ sức sáng tạo văn hóa tinh tế của người Việt trong tín ngưỡng.

Một bài học đầy tình người nhưng rất trí tuệ đã được đạo Phật dạy dỗ thông qua hình tượng của vị Phật bà này. Có nghìn tay để làm và cũng phải có nghìn mắt để “biết”. Đạo lý từ ngàn xưa đó trải qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử nhưng vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Đó là con người cần phải “biết” và “làm” (có nghĩa là tri phải đi đôi với hành).

Trong bất cứ một lĩnh vực nào của đời sống, có “biết” thì mới làm tốt, không “biết” mà cứ cố làm sẽ chỉ khiến cho mọi việc trở nên phức tạp. Điều này thiết thực hơn “nói” và “làm” và càng lợi ích hơn nói thì hay nhưng lại không làm gì cả.

Bảo vật Quốc gia – Tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay Chùa Bút Tháp

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm ở Việt Nam cũng giống như một số tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm - Trung Quốc: có 42 tay lớn và rất nhiều tay nhỏ, mỗi tay đều có mắt. Nhìn chung, trong 42 tay lớn, có 2 tay chắp, 2 tay đặt trong tư thế thiền định, các tay còn lại được chia đều ra hai bên.

Có nơi tạo tượng với 40 tay lớn, hầu hết các tay đều cầm pháp khí, trông rất uy lực. Tuy nhiên, sự độc đáo trong điêu khắc của tượng Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay chùa Bút Tháp là sự kết hợp của hai biểu tượng Quan Âm (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm và Thập Nhất Diện Quan Âm). Riêng Thập Nhất Diện Quan Âm, tùy theo lối điêu khắc của mỗi nước mà có những biểu hiện khác nhau, bởi 11 khuôn mặt (kể cả ba khuôn mặt chính) và 1 tượng Phật A Di Đà ngồi trên đỉnh, được xếp theo 5 tầng.

Pho tượng chính thức trở thành Bảo vật Quốc gia tháng 10 năm 2012.

Ba khuôn mặt chính phải thể hiện được đầy đủ nét từ bi của ngài Quan Thế Âm, còn 3 tầng trên tùy theo từng nơi mà các khuôn mặt ấy có những biểu hiện khác nhau: trang nghiêm, dũng mãnh, uy hùng, đượm buồn... Nhưng kết hợp lại, các khuôn mặt, tay, mắt, pháp khí cũng như thế ngồi (hàng ma) tạo thành một tổng thể pháp lực, với những công năng diệu dụng phá tan ba chướng (nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng)

Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958. Và chính thức trở thành Bảo vật Quốc gia tháng 10 năm 2012.

Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng – nghệ thuật làm nổi bật triết lý nhà Phật bằng thứ ngôn ngữ tạo hình hàm súc. Tượng được đặt trên toà sen Rồng đội với dáng hành đạo, thư thái, đôi mắt quảng đại như bao quát cả không gian vũ trụ, đằng sau là vầng hào quang toả sáng, bên dưới là các hình trang trí sóng nước sống động như một thuỷ cung.

Không chỉ là một tác phẩm mang ý nghĩa tôn giáo thông thường, bức tượng còn chứa đựng nhiều triết lý sâu xa của nhà Phật. Bên cạnh đó đây là tác phẩm điêu khắc đạt tới trình độ đỉnh cao về mặt mỹ thuật và là minh chứng rõ nét cho sự tài hoa của những người thợ thủ công Việt Nam.

Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 30km 

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm thật nhiều thông tin hữu ích về Phật bà Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay. Quý Phật tử đang muốn thỉnh tượng Phật này về mà chưa biết cơ sở nào uy tín.

Đúc Đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối của làng nghề gia truyền đúc đồng Ý Yên - Nam Định. Sở hữu đội ngũ nghệ nhân tài hoa, có showroom trải dài từ Bắc đến Nam. Cùng quy trình đúc đồng thủ công chuẩn chỉ, tân tiến. Đúc hoàn toàn bằng đồng thanh khiết.

Với các sản phẩm đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng: tượng phật bằng đồng, đồ thờ cúng, hạc thờ, đỉnh đồng thờ... Ngoài ra còn nhận làm sản phẩm theo yêu cầu, giá cả hợp lý. Chắc chắn có thể làm hài lòng được ngay cả những khách hàng khó tính nhất. 

Qúy khách, quý phật tử quan tâm đến sản phẩm có thể đến trực tiếp các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661 để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất

Viết bình luận của bạn
Sản phẩm mới
Video Sản Phẩm
Danh mục Tin Tức
Đúc Đồng Bảo Long
Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa, Tân Bình
Đúc Đồng Bảo Long
Xưởng sx: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - Nam Định
Facebook Đúc Đồng Bảo Long Zalo Đúc Đồng Bảo Long Messenger Đúc Đồng Bảo Long 0912055661
Top