Trong văn hóa tâm linh của người Việt, bàn thờ là nơi để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên. Trong không gian linh thiêng ấy không thể không có sự xuất hiện của những vật dụng thờ cúng đã rất đỗi thân quen như bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng. Ngoài tác dụng làm cho bàn thờ gia tiên thêm phần trang trọng còn mang lại những giá trị và ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Hiểu được hết ý nghĩa của bộ ngũ sự, gia chủ sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của cha ông. Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Bộ ngũ sự bao gồm: đỉnh đồng, đôi chân nến và đôi hạc đồng. Nếu chia nhỏ đỉnh đồng và đôi chân nến hoặc đỉnh đồng và đôi hạc thờ thì sẽ tạo thành bộ tam sự. Hiện nay, nhiều khách hàng sử dụng bộ ngũ sự nhiều hơn bởi nó khá đầy đủ, trọn vẹn trên ban thờ.
Chất liệu đồng được ưa chuộng vì màu sắc trang trọng, chất liệu bền với thời gian và vẻ ngoài cổ kính. Đồ đồng nổi tiếng và được ưa chuộng từ rất lâu ở nước ta và có rất nhiều hiện vật đồng cổ được lưu truyền gìn giữ đến tận ngày nay. Tất cả đều mang trên mình những nét truyền thống và được coi là báu vật của gia đình, dòng họ.
Bộ ngũ sự gồm năm món đó là một lư hương và hai chân nến và đôi hạc đồng:
- Lư hương (đỉnh đồng) để trên ban thờ bao gồm: đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây. Đỉnh đồng gồm ba chân trụ vững chãi đứng trên đế. Phần bụng đỉnh phình ra hình bầu dục cân đối, bụng đỉnh được đôi bàn tay tài hoa khéo léo của người nghệ nhân chạm khắc hình ảnh cao quý song long trầu nguyệt, hay những dòng chữ hán mong muốn sự hòa thuận, phúc đức bình an ” Phúc Lộc Thọ Khang Linh”. Phía trên nắp đỉnh đồng có một con nghê ngự uy nghi, bệ vệ. Dân gian xưa lấy hình ảnh con nghê là một động vật thần thoại là biến thể từ sư tử và chó dữ với mong muốn gia chủ được bảo vệ, trong gia đình luôn có một con vật để trông nhà.
Đỉnh đồng là nơi dùng để đốt trầm tỏa ra mùi thơm, tạo nên một không gian thờ cúng thanh tịnh. Theo quan niệm tâm linh, mùi hương trầm thơm thể hiện được lòng thành và sự thanh khiết cao quý, giúp hóa giải những hung khí và tăng thêm cát khí, mang đến cho gia đình sự hòa thuận, tăng tiến về tài lộc, công danh. Ngoài ra mùi hương thơm của trầm còn có tác dụng thanh lọc khí, rất tốt cho sức khỏe. Cũng chính vì vậy, người Việt ta rất thích đốt trầm hương ở đỉnh đồng trên ban thờ gia tiên.
- Đôi chân nến: Chân nến thờ bằng đồng được đúc thành 3 phần: phần chân đế loe vững trãi, ở giữa là bát nến, lắp ở trên miệng rộng dùng để cốc nến hoặc cắm nến cây. Kích thước của đôi chân nến phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh đồng và kích thước của ban thờ. Ngoài việc dùng để thắp sáng tạo nên sự lung linh huyền ảo và uy nghiêm cho bàn thờ thì đôi chân nến còn mang ý nghĩa phong thủy: Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức là mặt trăng. Có âm - dương, nhật - nguyệt thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
- Đôi hạc thờ: Hạc được xem như một loài chim quý. Hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên, hạc cũng là loài vật tượng trưng cho trường thọ, biểu thị cho khát vọng trường tồn, biểu tượng của may mắn. Rùa là loài vật sống ở dưới đất. Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa, nó không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng. Trong phong thủy, con rùa đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Chính vì thế, khi hạc đứng trên lưng rùa thành một cặp là sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, giữa hai thái cực âm dương.
Với quan niệm “trần sao âm vậy”, phần âm có hội tụ, hài hòa thì mới phù hộ độ trì cho cuộc sống của con cháu trên dương gian bình yên, sung túc. Vì vậy, dù giàu hay nghèo thì gia đình nào cũng cố gắng sắm sửa, bày trí bàn thờ gia tiên đầy đủ và lịch sự nhất với các đồ thờ cúng như: bộ đỉnh đồng, mâm bồng, ngai chén thờ,.... Trong đó, ý nghĩa của bộ ngũ sự đóng vai trò rất quan trọng.
Bên cạnh đó, còn có đôi hạc thờ hoặc đôi chân nến truyền tải những giá trị truyền thống tốt đẹp còn lưu truyền đến ngày nay: ánh sáng chân lý luôn đúng và sẽ soi sáng bước đường đi của con người; tình người, sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau luôn là điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.
Đỉnh thờ thường được đặt chính giữa, lùi về phía sau trên bàn thờ, có thể dùng để đốt trầm trong các dịp thờ cúng, lễ tết.
Theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Chính vì thế, lư hương với những khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí vô cùng hiệu quả. Về mặt tâm linh thì nó hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc.
Đôi hạc được bày 2 bên ngay cạnh đỉnh thờ, được gọi là hạc chầu. Hạc được đặt trên bàn thờ ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm.
Đôi chân nến được đặt 2 bên ban thờ, cạnh 2 con hạc. Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức là mặt trăng. Có âm- dương, nhật- nguyệt thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn.
Tường sau không gian bàn thờ ở nhà khá giả là hoành phi, câu đối bằng Hán tự sơn son thếp vàng, có nội dung nói lên công đức của người đã khuất. Ớ gia đình bình dân, đó là tranh đồng thờ cúng , thường là tranh dân gian vẽ ngũ quả, chiếc cuốn thư, cá chép vượt vũ môn hay các chữ như Phúc, Lộc, Thọ (bằng Hán tự).
Phía trước đỉnh thờ còn có bát hương, mâm bồng… thường là 1 hoặc 3 bát. Ngoài ra, các thứ có thể đặt 1 đôi hoặc 1 chiếc như lọ hoa, đèn thờ, ống hương, chóe thờ… Các vật dụng khác như ngai chén đựng rượu, đài thờ đựng muối, gạo, nước thờ…
Bộ ngũ sự trên bàn thờ được sử dụng bằng sứ, gỗ, đồng…. nhưng thông dụng nhiều nhất vẫn là chất liệu bằng đồng bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Ngày xưa, trong nhà có bộ đỉnh đồng, hoành phi câu đối chính là sự thể hiện giàu có, sang trọng hơn người. Thường chỉ có nhà quan lại, phú hộ mới có dùng.
Ngày nay, các gia đình trung lưu với thu nhập ổn định đủ ăn đủ mặc là đã có thể sắm cho gia đình, bàn thờ tổ tiên 1 bộ đỉnh đồng ngũ sự rồi. Các dòng họ có nhà thờ họ tổ cũng nhất định phải có 1 bộ đỉnh đồng đặt trên ban thờ.
Hàng đồng Đài Loan đúc máy có giá mềm nhất, chỉ từ 2tr đến 5tr đồng 1 bộ ngũ sự. Bộ ngũ sự đồng thau có giá tầm trung. Và bộ ngũ sự đồng đỏ khảm tam khí hay khảm ngũ sắc sẽ có giá cao hơn hẳn. Ngoài ra, khách hàng còn có thể lựa chọn dát vàng toàn bộ sản phẩm cực kỳ đẹp và sang trọng.
Sản phẩm đồng thau, đồng đỏ chạm khảm còn phụ thuộc vào tỷ lệ đồng, độ dày, cân nặng, và đường nét hoa văn chạm Sản phẩm hàng thường có giá từ 2 đến 20tr đồng tuỳ kích cỡ. Sản phẩm hàng kỹ đẹp tinh xảo có giá từ 7tr đến 50tr đồng tuỳ kích cỡ.
Tại đúc đồng Bảo Long, chúng tôi luôn có những mẫu sản phẩm chất lượng tốt, đa dạng để bạn lựa chọn. Với đội ngũ nghệ nhân nhiều năm kinh nghiệm, lành nghề. Sản phẩm của công ty luôn đem tới sự hài lòng cho khác hàng. Chúng tôi có rất nhiều mẫu tượng đồng phong thủy chế tác tinh xảo, tính thẩm mĩ cao. Ngoài ra, quý khách có thể đặt hàng theo yêu cầu. Bảo Long cũng luôn đảm bảo về chất lượng sản phẩm, đưa tới sự hài lòng cho khách hàng.
Sản phẩm đồ thờ bằng đồng, tượng phật bằng đồng... đều được chế tác thủ công với nguyên liệu đồng thanh khiết. Đúc, tạc với hoa văn cầu kì, sắc nét. Vàng được mạ, dát là vàng 24k, 9999 đạt chuẩn. Bảo Long luôn cam kết tuân thủ quy trình. Không chạy theo thị trường, giảm bớt nguyên liệu hạ giá thành. Chất lượng hơn số lượng. Bảo Long luôn đưa ra sản phẩm với giá cả hợp lí, phù hợp với túi tiền của người mua.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ Hotline:0912.055.661 - 0985.918.661 để được hỗ trợ nhanh nhất