Phong tục thờ tranh chữ bằng đồng - Nét đẹp văn hóa Việt

Phạm Sử - 07/11/2019 - 0 bình luận

Phong tục từ xa xưa đến nay, tranh chữ bằng đồng được coi là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Ý nghĩa một một bức tranh chữ thể hiện đức tính tốt của con người, đây cũng là một cách giáo dục đạo đức truyền thống cho con người. Các bức tranh chữ thường được sử dụng như tranh chữ Phúc, Tâm, Đức, Nhẫn, Lộc, Thọ, Hiếu,...Hiện nay, việc trang trí, thờ tranh chữ đã ăn sâu vào trong lòng mỗi người. Thậm chí, tranh chữ còn là món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng cho nhau những dịp trọng đại như: mừng tân gia, mừng khai trương,...

Ý nghĩa của việc thờ các bức tranh chữ bằng đồng

Bức tranh đồng chữ Phúc

Ở các gia đình thường thờ chữ phúc 福 . Nếu chiết tự chữ Phúc có thể thấy là toàn bộ ước mơ về một cuộc sống đủ đầy: Bên trái là bộ thị – ở đây có nghĩa là kêu cầu, mong muốn thể hiện ước mơ của con người). Bên phải gồm 3 bộ chữ: Bộ miên 宀 chỉ một mái nhà – (phải có nhà để ở, an cư rồi mới lạc nghiệp). Dưới là bộ khẩu nghĩa là miệng – (trong nhà phải có người, cả gia đình sum họp vui vẻ, tiếng nói cười rộn rã, không 1khí gia đình phải vui tươi đầm ấm). Dưới cùng là bộ điền 田 – (có nhà rồi phải có ruộng để cày cấy sinh sống. có ruộng, có đất đai là có tất cả.

Chữ Phúc 福 là một ước mơ bình dị về một cuộc sống yên bình, mong sao cho gia đình có người, có nhà, nề nếp hiếu thuận, ấm êm; có ruộng để làm ăn sinh sống. Đó là ước mơ ngàn đời của những con người lao động, không mơ sự giàu sang, phú quý, mà chỉ ước mơ một cuộc sống giản dị tốt đẹp, bền lâu mãi mãi. Cuộc sống như thế chính là phúc – chỉ một chữ mà gợi lên cảnh sống yên bình, lương thiện, hiền hòa.

>> Xem các mẫu chữ Phúc tại đây: Chữ Phúc Bằng Đồng

Bức tranh đồng chữ Nhẫn

Một số nơi lại thờ chữ Nhẫn 忍 . Đã có cả một bài thơ chữ Hán nói về ý nghĩa chữ Nhẫn trong cuộc sống. Tạm dịch như sau:

“Trong một trăm nết tốt
Chữ nhẫn đứng hàng đầu…
Người mà chưa biết nhẫn
Chưa phải là người hay”

Xét theo lối chiết tự, chữ Nhẫn gồm 2 bộ: Trên là bộ nhận 刃 – ở đây có nghĩa là mũi nhọn. Dưới là bộ tâm 心 – trái tim. Ngay từ hình thức viết, chữ Nhẫn đã khiến cho người ta liên tưởng đến sự chịu đựng phi thường: Để mũi nhọn đâm vào trái tim vẫn cắn răng mà chịu, không than vãn. Những nơi thờ chữ Nhẫn muốn giáo dục con người phải biết dũng cảm chịu đựng những khó khăn vất vả trong cuộc sống, kiên trì nhẫn nại để vươn tới thành công.

>> Xem các mẫu chữ Nhẫn tại đây: Chữ Nhẫn Bằng Đồng

Bức tranh đồng chữ Tâm

Cũng có những gia đình hoặc ở công sở lại treo chữ Đức 德 hoặc chữ Tâm 心 . Tâm là trái tim, là tấm lòng. Chữ tâm như một con thuyền chở nặng hoài niệm, suy tư của cuộc đời. Người thờ chữ Tâm với mong muốn trong khi giải quyết các công việc, luôn luôn có một tấm lòng, xét việc “thấu tình đạt lý”. Nhà thơ Nguyễn Du đã viết:

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Khi có tấm lòng nghĩ đến người khác, người có quyền sẽ thấu hiểu nỗi khổ của kẻ dưới, không gây oan trái cho người dân lương thiện. Một quan chức có tâm sẽ coi trọng công lý, coi trọng tình người, gương mẫu trong lời nói và việc làm, giải quyết mọi việc êm thuận, được mọi người tin yêu.

>> Xem các mẫu chữ Tâm tại đây: Chữ Tâm Bằng Đồng

Bức tranh đồng chữ Đức

Chữ Đức 德 xét theo lối chiết tự bao gồm ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là chữ mà những học trò đã từng theo “cửa Khổng sân Trình” phải thuộc lòng cách viết từ khi tóc còn để chỏm trái đào:

“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên, tứ dưới, nhất đè chữ tâm”

Ở bên trái là bộ hành 彳tức là làm. Bên phải ở trên là bộ thập ( + ) cần phải tu dưỡng đủ 10 nết tốt, phải có cái nhìn rộng rãi “chín phương trời, mười phương đất”. Tiếp theo là bộ tứ – cần bao dung, rộng rãi, không chấp nhất đối với kẻ thuộc quyền – “Tứ hải giai huynh đệ” (Bốn biển đều là anh em một nhà); chữ nhất (-) biểu thị lòng ngay thẳng, trung thực, không vụ lợi, không thay đổi thái độ, hành động trước mọi sự cám dỗ. Dưới cùng là bộ tâm 心 – một trái tim, một tấm lòng vị tha, yêu thương con người.

Chữ Đức diễn tả bản chất của một vị quan tốt. Khi làm việc công, đối với kẻ dưới quyền luôn bao dung rộng rãi, giải quyết công việc ngay thẳng nhưng có tình có lý, coi kẻ dưới như những người thân của mình, biết xót xa, đồng cảm cho những khổ đau mà họ phải gánh chịu. Chắc chắn vị quan đó sẽ hoàn thành tốt chức trách, được mọi người nể phục.

Mỗi chữ Hán được viết theo hình thức khác nhau. Do được viết theo lối tượng hình, nên khi chiết tự có nhiều ý nghĩa rất sâu sắc. Vì vậy, tuy chỉ là một chữ nhưng chứa đựng những bài học lớn lao, sâu sắc trong đạo lý làm người.

Thờ tranh chữ là phong tục đẹp, vốn có từ lâu đời, nhưng đã có một thời do cơm áo gạo tiền nên bị mai một lãng quên. Nhưng những năm gần đây, “phú quý sinh lễ nghĩa”, rất nhiều người tặng nhau các bức tranh chữ bằng đồng, hoặc đi mua về treo ở gia đình, công sở.

Địa chỉ mua tranh chữ bằng đồng ở đâu?

Và Đúc Đồng Bảo Long luôn tự hào là một trong những đơn vị phân phối hàng đầu của các sản phẩm đồ đồng Ý Yên. Từng sản phẩm được đặt hàng đều trải qua quá trình thực hiện và kiểm định nghiêm ngặt để sản phẩm đến tay quý khách hàng trọn vẹn nhất có thể.

Các loại tranh chữ bằng đồng của Đúc Đồng Bảo Long có thể đặt làm theo nhiều kích cỡ, có thể đặt trong nhiều không gian khác nhau và được mạ vàng làm tăng thêm sự trang trọng nếu quý khách hàng có nhu cầu.

CÔNG TY TNHH ĐỒNG MỸ NGHỆ BẢO LONG

Trụ sở Công ty và Xưởng SX: Khu CN – Thị Trấn Lâm – Ý Yên – Nam Định
Showroom Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội
Showroom Nam Định: mặt đường 57A - Tống Xá - Ý Yên - Nam Định(ngay cạnh vietcombank chi nhánh Ý Yên)
Showroom HCM: 65 Cộng Hòa - P.4 - Q.Tân Bình - TP.HCM

Hotline: 0912.055.661

Website: https://ducdongbaolong.com.vn

Viết bình luận của bạn
Sản phẩm mới
Video Sản Phẩm
Danh mục Tin Tức
Đúc Đồng Bảo Long
Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa, Tân Bình
Đúc Đồng Bảo Long
Xưởng sx: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - Nam Định
Facebook Đúc Đồng Bảo Long Zalo Đúc Đồng Bảo Long Messenger Đúc Đồng Bảo Long 0912055661
Top