Phân biệt trống đồng Ngọc Lũ và trồng đồng Đông Sơn theo tư liệu Quốc gia

oanh lam - 11/07/2020 - 0 bình luận

Kim qua ảnh lý đan tâm khổ

Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh

Trống đồng, là một trong những bảo vật Quốc gia còn được lưu giữ đến hiện tại. Khi nhắc đến trống đồng, người ta sẽ nhớ ngay đến trống đồng Đông Sơn qua tài tiếng Việt từng học. Nhưng cho đến hện nay, thêm một cái tên nữa là trống đồng Ngọc Lũ, chính thức được ghi nhận là bảo vật Quốc gia cấp 1. Cả 2 loại trống này đều thuộc về nền văn hóa Đông Sơn, có một số sự tương đồng về chi tiết mà có lẽ người bình thường khó phân biệt được. Tại sao cùng thuộc về một nền văn minh nhưng người ta lại phân biệt trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn? 

Nguồn gốc hình thành của trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn

Từ bao đời nay, trống đồng Đông Sơn là biểu tượng cho nền Văn hóa Đông Sơn và nền văn minh Sông Hồng của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Đó cũng là biểu tượng thiêng liêng của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Quê hương của trống đồng Đông Sơn là vùng Đất Tổ Phú Thọ và các tỉnh vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Tổ tiên người Việt đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau mang đậm yếu tố bản địa của người Việt, tạo nên nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất ở Đông Nam châu Á. Những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển rực rỡ và toả sáng trên lưu vực của sông Hồng- Con sông Cái của Việt Nam- Nơi khai sinh ra dân tộc và đất nước Việt Nam ngày nay. 

Trong gần một thế kỷ qua, kể từ ngày phát hiện văn hóa Đông Sơn, trống đồng Đông Sơn luôn được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về tất cả các khía cạnh. Tuy nhiên, về chức năng cũng như cách thức sử dụng của trống đồng Đông Sơn vẫn chưa thực sự đồng nhất các quan điểm. Có ý kiến cho rằng, đây đơn thuần chỉ là một nhạc khí, nhưng cũng có ý kiến lại cho đây là vật biểu trưng quyền lực hoặc vừa là nhạc khí vừa là biểu trưng quyền lực. 

Mô hình trống đồng Đông Sơn bằng đồng thau chuẩn tại Đúc đồng Bảo Long

Trống đồng Ngọc Lũ

Trống thuộc văn hóa Đông Sơn, cách ngày nay khoảng 2.000 – 2.500 năm. Vào năm 1903, người ta thấy chiếc trống lớn và đẹp này tại chùa Đọi (Long Đội Sơn) thuộc làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam. Trống do một cụ già tìm được khi đắp đê sông Hồng và đưa về để ở chùa làng. Từ đó chiếc trống đồng Ngọc Lũ được cả thế giới biết tiếng và trở thành một trong những di vật đồng thau tiêu biểu nhất. 

Về cơ bản. trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trống tiền sơ khai của trống đồng Đông Sơn. Ngày nay, chúng ta biết đến nó là một bảo vật Quốc gia cấp I. Trống đồng Ngọc Lũ thuộc loại HI theo phân loại của học giả Áo F.Héger, là chiếc trống đẹp, tinh xảo, nguyên vẹn và có hình dáng cân đối, hài hòa nhất trong những trống Đông Sơn đã phát hiện. Ngoài chức năng chính là một loại nhạc cụ quan trọng, cũng như các trống đồng Đông Sơn khác, trống đồng Ngọc Lũ còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh Đông Sơn.

Mô hình trống đồng Ngọc Lũ được phục dựng với chi tiết hoa văn cầu kì tinh xảo

Phân biệt trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn

Cùng thuộc một nền văn hóa Đông Sơn và cách nhau niên đại không xa, trống đồng Ngọc Lũ và Đông SƠn có rất nhiều điểm tương đồng. Với những người chưa tìm hiểu sâu về trống đồng, có lẽ rất khó để phân biệt.

*Về Đặc điểm: 

Trống đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ có kích thước: đường kính mặt: 79,3 cm; đường kính chân: 80 cm; cao: 63 cm. Mặt trống trang trí hình mặt trời 14 tia, giữa các tia trang trí hoa văn lông đuôi chim công. Tiếp đến là 16 vành hoa văn, phân cách giữa các vành là những đường gờ nổi.

Mặt trống đồng Ngọc Lũ/ Bảo tàng lịch sử QG

  • Vành số 1, 5, 11, 16 là hoa văn chấm nhỏ. Vành số 2, 4, 7, 9, 13, 14 là hoa văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Vành số 3 là hoa văn hình chữ N gấp khúc nối tiếp.
  • Vành số 6, 8, 10 là các vành hoa văn chủ đạo.
  • Vành số 6 trang trí hình người nhảy múa, nhà cầu mùa mái vòm, nhà sàn mái cong, người giã gạo, cảnh đánh trống đồng… đối xứng qua tâm, chia thành 5 nhóm:

+ Nhóm thứ nhất trang trí hình người nhảy múa, từ trái sang phải, có 6 đến 7 người.

+ Nhóm thứ hai là hình nhà cầu mùa mái vòm, trang trí người búi tóc, trong tư thế hành lễ, hai bên vách là họa tiết vòng tròn chấm giữa.

+ Nhóm thứ ba trang trí hình đôi trai gái đang cầm chày giã gạo.

+ Nhóm thứ tư trang trí hình nhà sàn mái cong, trên nóc nhà có 1 con chim đuôi dài đậu.

+ Nhóm thứ năm trang trí cảnh đánh trống đồng đối xứng

  • Vành số 8 có 2 nhóm hươu, tổng cộng 20 con, mỗi nhóm 10 con, đực cái xen kẽ, xen kẽ giữa các nhóm là 14 con chim lạc, với hai nhóm 6 con và 8 con, hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  • Vành số 10 là 36 con chim, trong đó có 18 con bay và 18 con đậu, ngược chiều kim đồng hồ.
  • Vành số 12, 15 là hoa văn răng cưa. Viền mặt trống không có hoa văn, có vết con kê hình vuông không đều nhau.

Trống đồng Ngọc Lũ/ Bảo tàng LSQG

Tang trống có 10 vành hoa văn. Vành số 1, 6, 8, 10 là hoa văn vòng tròn chấm nhỏ. Vòng số 2, 5 là hoa văn răng cưa. Vành số 3, 4 là hoa văn vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến song song. Vành số 7 là hoa văn người hóa trang lông chim đua thuyền và chim cốc. 6 hình thuyền đi từ trái sang phải, thuyền thứ 1 có 5 người, thuyền thứ 4 có 6 người, thuyền thứ 2, 3, 5, 6 có 7 người, các nhân vật như thuyền trưởng, thủy thủ, người cầm lái, người bắn tên, người giết tù binh, tù binh…

Phần chân trống trơn không trang trí hoa văn. Bốn quai trống dẹt, trang trí văn thừng tết.

Trống đồng Đông Sơn

Trống tạo dánh hình trụ đứng, tang phình, thân thon, đế choãi. Trống có 2 gờ khuôn đúc chạy thẳng từ tang xuống váy trống, có 04 bộ quai cong hình cánh cung, xẻ rãnh chính giữa trang trí hoa văn hình chấm dải nối tiếp giữa tang bồng và thân trống. Cả mặt, tang và thân trống đều có các đường chỉ nhỏ chia trống thành các vành hoa văn lớn nhỏ khác nhau và được trang trí dày đặc.

Mặt trống: Phẳng, loe ra khỏi tang bồng, trên bề mặt trang trí các họa tiết, hoa văn thể hiện những nét tiêu biểu mang đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. Chính giữa mặt trống đắp nổi hình mặt trời với 10 tia, xen giữa các tia là hoa văn chữ V lồng, bao quanh mặt trời là 08 vành hoa văn đồng tâm từ trong ra ngoài trang trí các hoa văn.

Mặt trống đồng Đông Sơn/ Bảo tàng LSQG

  • Vành thứ nhất là vành hoa văn gạch đứt
  • Vành thứ 2 là hoa văn đường tròn tiếp tuyến
  • Vành thứ 3 là hoa văn hình răng lược
  • Vành thứ 4 là hoa văn hình thoi
  • Vành thứ 5 là hoa văn đầu chim công
  • Vành thứ 6 là hoa văn hình chim lạc bay ngược chiều kim đồng hồ
  • Vành thứ 7 là hoa văn đường tròn tiếp tuyến
  • Vành thứ 8 là hoa văn hình răng lược

Tang trống: Hơi phình so với mặt trống gồm 04 vành hoa văn được trang trí lần lượt từ trên xuống dưới bao gồm: Hoa văn hình răng lược; hoa văn đường tròn tiếp tuyến; hoa văn hình răng lược và 06 chiếc thuyền chở người đội mũ lông công cách điệu đang chèo lái. Tại 4 góc cạnh quai trống trang trí hình ảnh 4 con cò đối xứng nhau, 2 con vếch mỏ lên, 2 con chúc mỏ xuống.

Trống đồng Đông Sơn/ Bảo tàng LSQG

Thân trống: Thon dần từ trên xuống dưới trang trí các vành hoa văn: Hình thoi, hình người đội mũ lông công múa cách điệu, hoa văn hình răng lược, đường tròn tiếp tuyến và hoa văn hình răng lược phía dưới cùng.

Váy trống: Loe rộng tạo độ vững chắc, để trơn không trang trí hoa văn

Sau hàng nghìn năm tồn tại, rất nhiều chiếc trống đồng nổi tiếng vẫn còn nguyên vẹn và lưu giữ. Trống đồng, một biểu tượng gắn với quá trình hình thành và phát triển của văn hóa sông Hồng cho tới Việt Nam ngày nay. Nó không chỉ là dấu ấn trong lịch sử, mà còn là văn hóa, là tín ngưỡng của văn minh nông nghiệp. Ngày nay, trống đồng vẫn được một số cộng đồng người dân sử dụng trong sinh hoạt, hoạt độgn tín ngưỡng, tiểu biểu như người Mường, người Lô Lô, người Pu Péo… Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục miệt mài tìm hiểu, phục dựng lại những chiếc trống đồng, cũng như những nét văn hóa liên quan để gìn giữ được tinh hoa dân tộc từ cha ông.

Tham khảo: Bảo tàng lịch sử Quốc gia 

Với bài viết Phân biệt trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn trên đây, Bảo Long hy vọng rằng bạn đã ít nhiều hiểu thêm về 2 loại trống này và có thêm kiến thức về văn hóa dân tộc. Chúng tôi chuyên sản xuất và cung cấp mô hình trống đồng, mặt trống đồng phục dựng từ trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn chuẩn theo tư liệu Quốc gia. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline: 0912.055.661

=>> Các mẫu mô hình trống đồng mới nhất

=>> Mặt trống đồng đẹp nhất hiện nay

 

 

Viết bình luận của bạn
Sản phẩm mới
Video Sản Phẩm
Danh mục Tin Tức
Đúc Đồng Bảo Long
Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa, Tân Bình
Đúc Đồng Bảo Long
Xưởng sx: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - Nam Định
Facebook Đúc Đồng Bảo Long Zalo Đúc Đồng Bảo Long Messenger Đúc Đồng Bảo Long 0912055661
Top