Phân biệt hai dòng tượng phật Nam Tông, Bắc Tông đơn giản, chính xác

Nguyễn Hiếu - 06/08/2020 - 0 bình luận

Ở Việt Nam - một trong những trung tâm phát triển sớm của Phật giáo thế giới, chứng kiến sự phát triển của cả hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa. Với tư tưởng nhân văn, “từ bi hỉ xả”, bình đẳng giữa các chúng sinh, khuyên con người làm việc thiện, tránh điều ác... Vậy tượng Nam Tông và Bắc Tông có gì khác biệt? Hãy cùng Bảo Long tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu sơ lược phật giáo Nam Tông và Bắc Tông:

Trong quá trình hình thành và phát triển, từ Ấn Độ Phật giáo đã được truyền sang các nước lân cận, ra khu vực Á đông và phát triển trên toàn thế giới. Sự phát triển này, được chia theo 2 hướng: về phương Bắc, gọi là Phật giáo Bắc Tông, mang tư tưởng Đại thừa. Về phương Nam, gọi là Phật giáo Nam Tông, mang tư tưởng Tiểu thừa. 

Sự phân chia này không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay quyền lợi, địa vị mà do khác biệt trong quan điểm về giáo lý, giới luật

Đúc 7 pho tượng phật bằng đồng cho chùa 

Đức Phật không có lập hệ phái Nam và Bắc Tông. Hai hệ phái nầy do Tăng đoàn chia ra vào thời kết tập Kinh Điển lần thứ hai do Ngài Da Xá - Yassa làm chủ tọa

>>> Xem thêm các mẫu tượng phật bằng đồng cao cấp.

Phật giáo Nam Tông còn gọi là Phật giáo nguyên thủy – Theraveda. Phật giáo Ấn Độ truyền sang các nước phía nam. Phật giáo Ấn Độ truyền sang các nước phía bắc, nên gọi là Phật giáo Bắc Tông – Mahayana Sư Nam Tông vẫn giữ truyền thống hình thức đi khất thực. Sư Bắc Tông không đi khất thực, mà tự nấu chay.

Nam Tông, Bắc Tông đều bắt nguồn tự phật giáo Ấn Độ

Thời đức Phật, nước Ấn Độ có 2 ngôn ngữ chính. Đó là tiếng Sansrit tại bắc Ấn; tiếng Pali tại nam Ấn. Các Sư Nam Tông thường tụng Kinh bằng tiếng Pali. Đây là ngôn ngữ gốc. Tuy nhiên, các nước Nam Tông cũng có dịch Kinh Tạng Pali sang tiếng của mình.
Các nước Bắc Tông hầu như đều dịch Tạng Kinh tiếng Sansrit sang tiếng quốc ngữ của mình. Lý do, mọi người có thể nghiên cứu và đọc tụng dễ hơn.

>>>Xem thêm 200 mẫu tượng đồng được ưa chuộng nhất hiện nay

Các Sư Nam Tông đa phần tu tập chung một pháp môn. Đó là pháp tứ niệm xứ, còn Bắc Tông đa phần tu tập nhiều pháp môn thiền quán khác nhau.

Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông có khác nhau về hình thức cách sống, nhưng về phương diện tu học đều giống nhau là lời dạy của đức Phật

Phân biệt tượng Nam Tông và Bắc Tông 

Bài trí tượng thờ trong các chùa thuộc hệ phái Bắc tông và Nam tông có sự khác biệt. Trong chùa thuộc hệ phái Bắc tông, ngoài thờ Phật tại vị trí trung tâm trên chính điện, còn thờ các vị Bồ tát, La Hán, các thần linh, các vị thuộc Khổng giáo và Lão giáo.

Bộ tượng thờ phổ biến tại các chùa ở Bắc, Trung và Nam là bộ Tam Thế Phật. Gồm có ba vị A Di Đà tượng trưng cho các vị Phật thuộc thời quá khứ, Thích Ca Mâu Ni Phật, tượng trưng cho vị Phật của thời hiện tại và Di Lặc Tôn vương Phật, tượng trưng cho các vị Phật thuộc thời vị lai.

Nếu bạn mới tìm hiểu về tượng phật thì khó có thể phân biệt Tượng của tiểu thừa, đại thừa

Chùa Nam tông (của người Việt và người Khmer) chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca với nhiều kiểu loại khác nhau

Ngoài ra, có chùa còn thờ bộ Di Đà tam tôn, gồm A Di Đà, Quán Thế Âm bồ tát và Đại Thế Chí bồ tát, bộ Hoa Nghiêm tam thánh, gồm Thích Ca Mâu Ni Phật, Văn Thù bồ tát và Phổ Hiền bồ tát, bộ tượng 18 vị La Hán, bộ tượng Thập Điện Minh Vương, ...

Các tượng La Hán cũng thể hiện hai phong cách tạc mang dấu ấn của hai luồng văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Tại Việt Nam, trong chùa chỉ có 16 hoặc 18 vị La Hán, trong khi các chùa ở Trung Quốc tạc đến 500 vị. Hệ phái Bắc tông, ngoài thờ Phật tại vị trí trung tâm trên chính điện, còn thờ các vị Bồ tát, La Hán, các thần linh, các vị thuộc Khổng giáo và Lão giáo.

Mỗi bức tượng Phật lại có một ý nghĩa khác nhau 

Ở Nam Bộ, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, còn lại một số ngôi chùa xưa, theo hệ phái Bắc tông, như chùa Giác Lâm, Giác Viên, Phụng Sơn… trong kiến trúc chùa còn thể hiện cách bài trì bàn thờ Thập loại cô hồn trước cửa vào chính điện, được đặt trước bình phong, giữa hai cửa vào chính điện. Nét đặc trưng này không có ở các chùa miền Bắc.

Trong ngôi chùa Nam tông (của người Việt và người Khmer) chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca với nhiều kiểu loại khác nhau. Có thể thấy tượng được thờ tự mang phong cách của tượng Phật Thích Ca sơ sinh, còn gọi tượng Cửu Long, tượng ngồi đất chứng giám, tượng đi bát khất thực, tượng ngồi thiền định, tượng đang thuyết pháp, tượng Tuyết Sơn, tượng niết bàn, tượng ngồi trên mình rắn Naga…

Dưới bàn tay tài hoa của người thợ khéo léo thổi hồn vào từng tác phẩm 

Địa chỉ cung cấp tượng phật bằng đồng uy tín chất lượng

Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt). 

Với các sản phẩm đa dạng từ mẫu mã đến kiểu dáng: như đồ thờ, tượng phật đồng, tranh đồng ... Ngoài ra còn nhận làm sản phẩm theo yêu cầu, giá cả hợp lý. Chắc chắn có thể làm hài lòng được ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ trực tiếp

Hotline: 0912.055.661 để được hỗ trợ tốt nhất.
 

 

Viết bình luận của bạn
Sản phẩm mới
Video Sản Phẩm
Danh mục Tin Tức
Đúc Đồng Bảo Long
Trụ Sở: Khu CN - TT. Lâm - Ý Yên - Nam Định
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh Hà Nội: 277 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân
Đúc Đồng Bảo Long
Chi Nhánh TPHCM: 65 Cộng Hòa, Tân Bình
Đúc Đồng Bảo Long
Xưởng sx: Làng nghề đúc đồng - Ý Yên - Nam Định
Facebook Đúc Đồng Bảo Long Zalo Đúc Đồng Bảo Long Messenger Đúc Đồng Bảo Long 0912055661
Top