Nơi thờ tự chính là góc tâm linh trong mỗi gia đình chúng ta, là nơi thiêng liêng, trạng trọng và tôn kính. Thờ Phật còn mang ý nghĩa cao trọng và lớn lao hơn. Chính vì thế mà không thiếu một bàn thờ Phật trong gia đình theo đạo Phật. Bàn thờ Phật khác với bàn thờ gia tiên nhưng cũng tuân thủ những nguyên tắc khi bố trí để phù hợp và không phạm phải những điều cấm kỵ. Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây
Tín ngưỡng thờ cúng là một trong những nét đẹp văn hóa của cha ông xưa để lại được con cháu duy trì và phát triển từ ngàn đời nay. Việc thờ cúng bao gồm: thờ Phật, Thần Thánh, Gia Tiên. Tuy nhiên, mỗi nhà lại thờ khác nhau, có thể lập một ban thờ để thờ gia tiên, có thể lập nhiều ban thờ khác nhau. Hiện nay, bàn thờ Phật đơn giản cũng được khá nhiều gia đình lập và cúng lễ hàng ngày vì việc này mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho con người.
Thứ nhật, Phật luôn là đại diện của cái tốt, cái thiện, Đức Phật từ bi, cứu khổ cứu nạn, giúp con người thức tỉnh, giác ngộ chân lý, sống đúng đạo. Với con người Phật như bùa hộ mệnh, luôn bên mình, bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi. Nên ngoài thờ tự trong chùa chiền, nhiều người cũng rước tượng Phật Bà Quan Âm, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc,... về thờ tại gia.
>>>Xem thêm các mẫu bát hương bằng đồng cao cấp, chất lượng
Bàn thờ Phật giúp gia chủ khai tâm, thanh tịnh, thanh lọc tâm hồn hàng ngày qua những bài giảng kinh Phật nhẹ nhàng, sâu sắc. Từ đó, nhắc nhở mọi người hàng ngày phải chú ý đến từng câu nói, cử chỉ, hành động sao cho đúng đạo. Đó là nền tảng để rèn luyện, phát triển bản thân trở thành người tốt, có ích cho gia đình và xã hội.
Lập bàn thờ Phật trong nhà cũng giúp xua đuổi ma quỷ dữ, tà khí ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe gia đình và vận mệnh của từng người.
Tín ngưỡng thờ Phật còn thể hiện mong ước về sự bình an thanh thản đến với gia đình, nhằm giải thoát tai ương, vận hạn. Có những người từng gây ra lỗi lầm trong quá khứ, khi giác ngộ, họ cũng lập bàn thờ Phật để tu, sám hối hàng ngày với mong ước giảm nhẹ tội lỗi khi còn ở trần gian.
Mang ý nghĩa sâu sắc, nên bàn thờ phật đơn giản trong các phụ kiện thờ cúng thì cũng thể hiện rõ cái tâm kính Phật của gia chủ.
Khi bài trí bàn thờ Phật trong nhà, gia chủ không sử dụng đồ đã thờ để thờ Phật. Gỗ được dùng làm bàn thờ phải là gỗ mới, tuyệt đối không được dùng gỗ đã qua sử dụng. Nếu thờ cả tượng Phật, tượng Bồ tát và các vị thần minh khác, thì Phật và Bồ tát đặt ở ban trên, các vị minh thần ở phía dưới.
Bên cạnh tượng Phật, một bàn thờ Phật sẽ có thêm các phụ kiện thờ cúng bằng đồng như lư hương cắm nhang, lọ hoa, mâm bồng, ngai chén, đôi đèn thờ v.v…
Bát hương đặt giữa bàn thờ Phật không nên quá đầy tro, có thể rút bớt chân hương vào ngày 15 âm lịch hàng tháng cho sạch sẽ. Chuông trên bàn thờ Phật, sau khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.
Lộc bình nên đặt ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào và tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ hoặc cây sống đời để trưng trên bàn thờ Phật.
Mâm bồng cúng dường Phật không dùng cho việc khác hay bàn thờ khác, tuyệt đối không cúng mặn, không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.
Dùng tịnh thủy, hay còn gọi là nước sạch để cúng dường Phật. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây và lưu ý không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác.
Các gia đình đang sống ở chung cư sẽ rất khó để có thể bày biện được hai ban thờ cùng một lúc. Vì vậy, gộp chung bàn thờ Phật và gia tiên được cho là phương án tối ưu nhất.
Bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên sẽ được đặt ở nơi sang trọng và dễ nhìn thấy nhất ở trong gia đình. Khi đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên; các gia đình có thể đặt chung với nhau để tạo ra một không gian tâm linh, phù hợp với nhà chung cư hoặc các nhà ở có diện tích nhỏ hẹp.
Đối với tượng Phật, các gia đình nên để Phật hướng ra cửa chính, lau chùi tượng thường xuyên. Nếu tượng Phật không may bị vỡ, các gia đình sẽ phải gói ghém lại và vào ngày mùng 1, 3, 5, 7, 9 đem đốt dưới nắng để tiễn đưa Phật quy vị. Nếu tượng bị nứt, gia đình nên bó lại gọn gàng bằng giấy đỏ chứ không dùng chổi quét,…
Khi mua bàn thờ, gia chủ không nên sử dụng gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ hay đồ vật trên bàn thờ.
Không đặt bàn thờ ở lối đi lại nhiều vì sẽ làm ồn ào; mất đi sự thanh tịnh của phòng thờ; không bàn thờ tại những nơi không sạch sẽ. Đặc biệt đại kỵ đặt dưới chân cầu thang hoặc sát phòng vệ sinh, phòng tắm,…
Không được coi Phật ngang hàng với các vị thần như Thần Tài hay Ông Địa mặc dù các vị thần này cai quản tài lộc, tiền bạc. Phật lúc nào cũng phải ở vị trí cao nhất.
Tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đồng Ý Yên – Nam Định. Đúc đồng Bảo Long với đội ngũ nghệ nhân giỏi dày dặn kinh nghiệm, xưởng đúc cỡ lớn, Đúc Đồng Bảo Long là điểm đến được hơn 10.000 khách hàng tin chọn trong thời gian qua. Quy trình đúc thủ công chuẩn chỉ, tân tiến phù hợp với thời đại.
Chúng tôi còn nhận chế tác đồ thờ, hạc thờ, lư hương…. Đa dạng về kích thước, mẫu mã, kiểu dáng. Ngoài ra, còn nhận đúc theo yêu cầu của khách hàng. Tin chắc có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661 để được hỗ trợ nhanh nhất.