Chuông đồng là pháp khí tâm linh được sử dụng nhiều trong các không gian thờ cúng. Theo quan niệm Phật giáo, chuông là biểu trưng cho trí tuệ; là những nhạc cụ dùng trong các sự kiện lớn: đám cưới, đám tang hay những dịp lễ lớn trong các chùa, đền., làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc. Bạn đang muốn đúc chuông đồng cho chùa chiền, nhà thờ công giáo nhưng không biết đúc bằng đồng đỏ hay đồng vàng tốt hơn? Hãy cùng Bảo Long tìm ra lời giải đáp qua bài viết sau.
Tại đình chùa, đền miếu có nhiều chuông đồng cỡ lớn hoặc nhỏ để sử dụng với tần suất khác nhau. Các mẫu chuông nhỏ treo giá gỗ dùng dùi cầm tay để gõ hàng ngày. Các mẫu chuông lớn hơn thì được treo cao và dùi lớn, phải dùng sức đẩy mạnh mới tạo tiếng chuông vang. Chuông đồng cỡ lớn thì không được thỉnh thường xuyên mà thường là các dịp trọng đại, các dịp lễ lớn mới vang lên.
Hiện nay tại các nhà thờ họ, từ đường, điện thờ…chuông đồng cũng được sử dụng rất phổ biến. Hầu hết là các mẫu chuông như chuông đình chùa nhưng cỡ nhỏ để phù hợp với không gian thờ cúng và mục đích sử dụng..
– Chuông Đại hồng chung (chuông U Minh), là loại chuông có kích thước lớn nhất, được treo ở khu vực riêng biệt trong chùa thường được đánh vào gần sáng. Tiếng Chuông đánh đầu hôm được coi là hiệu lệnh, nhắc nhở về giờ giấc sinh hoạt của con người.
– Chuông báo chúng có kích thước chỉ lớn bằng 1/2 đại hồng chung, được treo trên giá, khung bằng gỗ; được dùng để báo tin trong lúc họp chư Tăng biết vào những lúc như nhóm chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.
– Chuông gia trì là loại chuông có kích thước nhỏ nhất, thường được dùng trong lúc tụng kinh bái sám. Tiếng Chuông gia trì được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hay câu niệm Phật. Tuy nhiên, chuông gia trì với kích thước lớn hơn sẽ được dùng trong chùa, còn loại nhỏ được sử dụng tại gia
>>>Xem thêm các mẫu tượng Phật bằng đồng cao cấp, chất lượng
Chuông đồng là một nhạc cụ của dân tộc được đúc bằng kim loại và phát ra âm thanh trong, vang xa. Theo quan niệm Phật giáo, chuông là biểu trưng cho trí tuệ; là những nhạc cụ dùng trong các sự kiện lớn: đám cưới, đám tang hay những dịp lễ lớn trong các chùa, đền.
Tiếng chuông mang nhiều ý nghĩa khác nhau như: tiếng chuông đồng trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền; làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc; tiếng chuông giúp con người được thanh tịnh, xua tan những mệt mỏi, lo toan hàng ngày. Chiếc chuông đồng làm tăng thêm sự uy nghi, linh thiêng của ngôi chùa. Bên cạnh đó, cũng có những lý giải về ý nghĩa riêng của từng loại chuông như:
Tiếng chuông đại hồng chung mang ngụ ý thức tỉnh; giúp con người sớm giác ngộ và giải thoát khỏi vòng luân hồi tối tăm đau khổ của cuộc đời. Đồng thời cũng nhắc nhở người xuất gia buông bỏ hỉ nộ ái ố để tịnh tâm, tu tập. Trong khi đó, tiếng chuông Báo chúng mang ý nghĩa là phương tiện thông báo; báo tin cho Tăng ni Phật tử biết những lúc họp, thọ trai, giờ bái sám,… Còn chuông đồng gia trì là loại chuông giúp cho các buổi lễ, tụng kinh được tuần tự, nhịp nhàng như: báo hiệu lúc bắt đầu đọc kinh hay khi đoạn kinh sắp hết.
Chính vì vậy, chuông đồng là vật không thể thiếu trong các chùa. Quan trọng nhất, tiếng chuông đồng là âm thanh của nhà Phật giúp con người thức tỉnh và sống đúng đạo hơn
>>>Xem thêm 50+ các mẫu đồ phong thủy bằng đồng giúp gia chủ chiêu tài hút lộc
Bước 1: Tạo mẫu chuông: Bước đầu tiên trong quy trình đúc chuông bằng đồng là nghệ nhân tạo mẫu. Với bước này, người nghệ nhân sẽ sử dụng đất sét chuyên dụng trong điêu khắc đắp thành theo mẫu bản vẽ. Chỉnh sửa những đường nét, chi tiết để tạo thành mẫu hoàn chỉnh.
Bước 2: Tạo khuôn đúc chuông: Làm khuôn trong đúc chuông đồng với chất liệu chính là đất, trấu và giấy gió. Sau khi làm được phần vỏ khuôn. Thợ tiếp tục tiến hành làm phần cốt bên trong (hay còn gọi là làm thao). Nung chín khuôn đến khi đạt 700 độ C. Sau khi chỉnh sửa xong khuôn, người thợ lau nhãn và quét sơn chịu nhiệt nung 1 lượt. Tiếp tục nung với nhiệt độ 500 độ C nữa rồi ghép khuôn thành 1 khối.
Bước 3: Nấu nguyên liệu: Nguyên liệu dùng để làm chuông là đồng đỏ thanh khiết, không lẫn tạp chất. Thiếc chuẩn và sẽ được nung chảy ở nhiệt độ cao. Khi đồng đã ở dạng lỏng, người thợ tiến hành pha thêm tỷ lệ các kim loại Thiếc + Đồng. Căn chỉ nguyên liệu không phù hợp thì chuông sẽ không kêu. Quy trình đúc chuông đồng đòi hỏi đồng phải được nấu chảy hết trong 10 tiếng; sau đó sẽ cho thêm thiếc, kẽm, chì theo tỉ lệ nhất định. Lúc này nhiệt độ lên tới 1250 độ C. Nấu cho đồng và thiếc nóng chảy hoàn toàn.
Bước 4: Rót khuôn: Nung khuôn nóng đều một lần nữa, đồng thời đổ phần hợp kim đồng nóng chảy vào khuôn sao cho thật đều và chính xác.
Một lưu ý quan trọng là khuôn đúc phải được nung nóng sao cho khi rót đồng vào thì khuôn đúc cũng đã được nung nóng đỏ. Như vậy nhiệt độ mới tương đương; đồng rót vào không bị cứng lại mà có thể chảy đều đến từng chi tiết. Quy trình này đòi hỏi người thợ của những cơ sở đúc chuông đồng phải thật kinh nghiệm, phán đoán tốt nhất. Để trong 2 – 3 ngày thì được dỡ khuôn.
Bước 5: Hoàn thiện chuông bằng đồng: Quy trình sửa nguội, đánh bóng và làm màu…Sau khi khuôn và hợp kim đã nguội, người thợ sẽ tiến hành dỡ khuôn. Sản phẩm được lấy ra đem đi đục, mài, làm bóng đảm bảo thẩm mỹ và kỹ thuật như bản vẽ.
Sau khi đúc xong sản phẩm sẽ được để nguội; thử tiếng nếu đạt âm thanh chuẩn thì sẽ tiến hành sửa nguội. Lúc này các chi tiết hoa văn trên chuông đồng sẽ được mài giũa lại tỉ mỉ; đánh bóng và làm màu để tạo một chiếc chuông đồng hoàn chỉnh nhất.
Để hoàn thành một chiếc chuông đồng cần rất nhiều nhân công hỗ trợ. Có những trường hợp khi đổ xong chuông nhưng âm thanh chưa đạt chuẩn, các nghệ nhân còn phải đúc lại. Một chút sơ sẩy cũng có thể dẫn đến tai nạn do nhiệt độ nóng chảy của đồng rất lớn. Đúc chuông đồng là một kỹ thuật đòi hỏi kinh nghiệm và nhiều kỹ năng. Chỉ có những nghệ nhân đúc đồng giàu kinh nghiệm mới tạo ra được sản phẩm với tiếng chuông chuẩn, cao, trong và vang xa được.
>>>Xem thêm các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng đẹp, chất lượng hàng đầu thị trường
Nguyên liệu đúc chuông phải được lựa chọn kỹ càng vì nguyên liệu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chiếc chuông thành phẩm. Phải chọn được nguyên liệu sạch, ít tạp chất. Trên thị trường có bán rất nhiều nguyên liệu đồng vụn, bột đồng phục vụ đúc chuông đồng, Tuy vậy phải nắm được tỉ lệ tạp chất trong đồng để đánh giá chất lượng chuông. Đồng đỏ được đánh giá cao hơn đồng vàng và sẽ cho ra đời chiếc chuông tốt hơn.
Nếu quý vị mua chuông đồng vàng thì chỉ nên mua loại chuông bé tiểu hồng chung. Tuy âm thanh có nhưng không được hay và ngân vang. Nhưng chuông Nhỏ trọng lượng nhỏ nên không sợ vỡ bởi lực đánh vào nhẹ. Còn với chuông lớn tôi khuyên các bạn không nên mua bởi đồng vàng thường dẻo; khi đánh sẽ dễ bể và móp méo, âm thanh không ngân vang, tuổi thọ kém.
Đúc Đồng Bảo Long tự hào là người tiếp nối làng nghề truyền thống đúc đtại làng nghề Vạn Điểm – Ý Yên – Nam Định. Chuyên chế tác và thi công các công trình đúc đồng thủ công mỹ nghệ với chất lượng và độ tinh xảo cao nhất. Với đặc thù sản xuất trực tiếp theo phương pháp thủ công truyền thống, không phải qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.
Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm như: đồ thờ bằng đồng, hạc thờ, lư đồng theo yêu cầu… Được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt tin tưởng, sử dụng. Bảo Long luôn coi lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi tin rằng mình có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất của Bảo Long trên toàn quốc, hoặc Liên hệ ngay Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661 để được hỗ trợ tốt nhất.