Tùy vào mỗi vùng miền, tông phái, pháp môn mà sơ đồ bố trí tượng Phật có đôi chút khác nhau, nhưng đều có đặc điểm chung là mục đích chiêm bái hàng ngày. Miền Bắc từng được xem là nơi đón nhận Phật giáo sớm nhất và hiện nay vẫn còn lưu giữ được những mô hình thờ cúng cổ nhất. Từ khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, Phật giáo đã du nhập vào nước ta. Hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu sơ bộ cho quý vị biết được cách bày trí tượng Phật cho các chùa tại miền Bắc.
Các chùa miền Bắc thường theo Thiền phái Bắc tông nên cách bài trí tượng Phật đơn giản và khác với chùa miền Nam.
Từ xưa đến nay việc bài trí các pho tượng Phật, chư Bồ Tát,...ở trong chùa không có sách vở nào ghi chép đầy đủ và chính xác nhưng thực chất việc bố trí luôn có công thức và ý nghĩa rất rõ ràng. Tuy nhiên không có một công thức duy nhất nào cho bài trí tượng thờ, nhưng điểm chung giữa cách bố trí tượng thờ các chùa đã được các nhà nghiên cứu đã đề cập đến như PGS. Trần Lâm Biền, GS-TS Trần Nho Thìn,...
Các lớp tượng cũng được phân bố theo các lớp kiến trúc tạo nên các con đường ngang dọc trong không gian chùa. Triết lý vô thường có thể thấy rõ trong bài trí tượng thờ miền Bắc, đó là vạn vật luôn biến đổi, mọi không gian và thời gian bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai, trong Phật giáo gọi là tam thiên thế giới gồm trang nghiêm đại kiếp (quá khứ), hiền đại kiếp (hiện tại) và tinh tú đại kiếp (tương lai). Một đặc điểm nổi trội của người Việt là tín ngưỡng đa thần và “vô tôn giáo”, họ đã đưa nhiều thần linh khác vào thờ trong chùa tạo nên các dạng chùa tiền thần hậu phật.
Sơ đồ bố trí tượng chùa miền Bắc
Một ngôi chùa Phật giáo ở miền Bắc phổ biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà tổ và nhà trai.
1. Tượng Tam Thế:
Tượng Tam Thế là ba pho tượng ngồi ngang nhau ở nơi cao nhất trên bàn thờ, đại diện cho chủ Phật trong ba thời gian quá khứ, hiện tại thế, vị lai thế.
2. Tượng A-di-đà Tam Tôn:
Tượng còn được gọi là “Tây phương tam thánh” đặt ở hàng thứ hai từ trên xuống gồm: Phật A-di-đà (ngồi giữa) Đại Thế Chí (bên trái) và Quan Thế Âm (bên phải) Đây là 2 vị hộ pháp giúp việc cứu độ cho Phật A-di-đà.
Tượng Phật A Di Đà thường có những nét đặc trưng: Dù ngồi hoặc đứng trên toà sen thì đầu đều có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngực có chữ vạn ở khoảng trống của áo cà sa.
Phật A-di-đà được tạc trong tư thế toạ thiền, ngồi xếp bằng, hai tay đặt giữa lòng đùi, khuôn mặt đôn hậu, mắt nhìn xuống suy tư, miệng hơi mỉm cười.
Một số nơi, tạc tượng A-di-đà ở tư thế đứng thuyết pháp trên toà sen.
3. Tượng Thích Ca Mâu Ni:
Tượng đặt ở hàng thứ ba, chính giữa. Tượng được tạc ở 4 tư thế thuộc 4 giai đoạn khác nhau theo truyền thuyết về cuộc đời của Thích Ca Mâu Ni.
- Tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh): Tượng ở tư thế đã bước ra rồi đứng lại, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có 9 con rồng uốn chầu xung quanh. Hai bên tượng Cửu Long là hai tượng Đế Thích và Phạm Vương, chủ thể thế giới, nên tạc theo kiểu nhà vua ngồi trên ngai.
- Tượng Tuyết Sơn: Tượng diễn tả Thích Ca Mâu Ni trong thời kỳ tu khổ hạnh trên núi Tuyết Sơn (núi rừng Ni Câu Luật) với thân hình gầy gò, chỉ có da bọc xương. Dân gian quen gọi tượng Thích Ca Mâu Ni trong thời kỳ tu khổ hạnh là “Ông nhịn ăn để mặc”.
- Tượng Thích Ca thuyết pháp (còn gọi là Thích Ca giáo chủ): Tượng được tạc Thích Ca Mâu Ni trong tư thế ngồi trên toà sen, mặc áo pháp, một vai để trần (tượng tay cầm bông sen là tượng Thế Tôn niêm hoa…). Hai bên tượng Thích Ca thuyết pháp có hai vị thị giả là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.
- Tượng Niết Bàn: Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết Bàn được xem là đoạn triệt luân hồi và đi vào một thể tồn tại khác, không còn chịu sự tác động của nghiệp, không còn chịu quy luật nhân duyên, vô vi, không còn sự sinh, thành, hoại, diệt.. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si.
4. Tượng Phật Di Lặc:
Phật Di Lặc được diễn tả bằng một pho tượng có dáng thư thái, thanh thản, hết ưu phiền của bậc tu hành sắp đắc đạo thành Phật. Vì có thân hình đẫy đà, miệng cười lạc quan, nên dân gian quen gọi là ông “Nhịn mặc để ăn”.
Thông thường hai bên tượng Phật Di-Lặc là hai tượng Pháp hoa lâm Bồ tát và Đại diện tướng Bồ tát, nên còn gọi là Di-Lặc Tam Tôn.
Thông thường nhà Bái Đường (còn gọi là Tiền Đường) được xây dựng trước cửa Chính điện. Các tượng bày ở nhà Bái Đường gồm:
1. Tượng Hộ pháp:
Hai bên ở Bái đường đặt tượng hai vị Hộ pháp. Hai vị Hộ pháp là ý nghĩa khuyến Thiện và trừng ác để hộ trì Phật pháp.
Tượng Hộ pháp thường được tạc rất to, theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, một vị tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi trên lưng một con sân (một loại giống sư tử).
2. Tượng Thần Thổ Địa - Thánh Tăng:
Thường thì các chùa miền Bắc thờ Đức Ông (còn gọi là Đức Chúa) một bên, và Đức Thánh Hiền (còn gọi là Thánh Tăng) một bên.
Nhưng cũng có ít chùa thờ một bên là Thần Thổ Địa, một bên là Thánh Tăng. Đặc biệt, ở chùa giữa (Tây Phương) lại thờ cả Thần Thổ Địa và Đức Ông (một trẻ râu ngắn, một già râu dài) ở gian Tiền Đường.
Tượng râu dài là Long Thần, hay Già Lam Chân Tể, có thể hiểu là người coi sóc chùa. Tượng râu ngắn có thể hiểu là Thổ địa, người canh giữ Đất.
Tượng bày ở nhà hành lang là 18 vị La Hán được tạc kích thước bằng người bình thường với các tư thế khác nhau: Vị ngồi trên tảng đá, vị ngồi trên gốc cây, vị ngồi lưng ngựa, vị ngồi lưng tê giác… vẻ mặt suy nghĩ trầm mặc.
Phật giáo Tiểu thừa cho rằng La Hán là vị quả thánh cao nhất nhưng còn phiền não luân hồi sinh tử, vâng lệnh của Phật ở mãi trên thế gian để cứu độ chúng sinh, không nhập diệt.
Nếu thờ Tổ gọi là Nhà Tổ, dùng trai tăng gọi là Nhà Trai.
Nhà Tăng thường được xây dựng sau chính điện nên còn gọi là hậu đường. Trên cao của gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng là A Nan Đà (Phật giáo Đại thừa thì thờ Văn Thù Bồ Tát) và Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma (là tổ sư truyền đạo thiền sang Trung Hoa và các nước Đông Nam Á).
Dưới là các vị sư tổ đã tu tại chùa. Các vị sư tổ có thể tạc tượng hoặc không tạc tượng. Có chùa xây dựng một điện riêng để thờ các vị thần thánh này. Ngoài ra, ở nhà tăng trong một số chùa còn thờ tượng Quan Âm Tổng Tử, Quan Âm toạ sơn….
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp đồ đồng đúc thủ công cao cấp. Đúc đồng Bảo Long luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Chuyên đúc tượng Phật bằng đồng cho đình, chùa, nhà thờ tổ, trên khắp cả nước. Với đội ngũ nghệ nhân giỏi, đội ngũ thợ lành nghề, quy trình đúc chuẩn chỉ. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm nhiều mẫu mã, đa dạng như: đồ thờ đồng, tranh đồng, tượng đồng..... Luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu. Tin chắc rằng có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Hiện tại cơ sở Đúc Đồng Bảo Long có nhiều showroom trưng bày và bán hàng, với uy tín của chúng tôi, hiện này chúng tôi đã được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt mua rất nhiều sản phẩm qua kênh COD (khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền mặt).
Qúy khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất, hoặc liên hệ Hotline: 0912.055.661 để được hỗ trợ tốt nhất.