Chuông đồng là một trong những pháp bảo không thể thiếu tại các nhà chùa, nhà thờ tổ… Khi tiếng chuông ngân vang, vạn vật dường như im lặng để cảm nhận. Vậy chuông đồng là gì? Quy trình đúc chuông đồng như thế nào? Vì sao chuông nứt khó kêu? Hãy cùng Đúc Đồng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Chuông đồng là vật thờ phổ biến tại các đình chùa, đền miếu, thậm chí một số gia đình cũng dùng chuông đồng khi tụng kinh tại gia. Căn cứ vào kích thước mà chuông đồng được chia thành 3 loại chính. 3 loại chuông đều được sử dụng trong Phật giáo.
Chuông đồng là một vật phát ra âm thanh khi gõ và thường xuất hiện ở các đình, miếu, đền, chùa hay nhà thờ họ… Chuông thường rỗng, hình cái cốc úp ngược, bên trong được gắn một quả lắc giúp tiếng gõ vang xa hơn
Chuông đồng có nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Tùy thuộc vào điều kiện và mục đích sử dụng để chọn mẫu chuông tương ứng.
Các loại chuông đồng điển hình trong Phật Giáo bao gồm:
– Đại hồng chung
– Chuông báo chúng (hay còn gọi là tiểu chung)
– Gia trì chung (hay còn gọi là chuông gia trì)
>>>Xem thêm các mẫu lư đỉnh đồng thờ cúng cao cấp, chất lượng
Chuông đồng là một nhạc cụ của dân tộc được đúc bằng kim loại và phát ra âm thanh trong, vang xa. Theo quan niệm Phật giáo, chuông là biểu trưng cho trí tuệ và là những nhạc cụ dùng trong các sự kiện lớn: đám cưới, đám tang hay những dịp lễ lớn trong các chùa, đền.
Tiếng chuông mang nhiều ý nghĩa khác nhau như: tiếng chuông đồng trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền, làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc; tiếng chuông giúp con người được thanh tịnh, xua tan những mệt mỏi, lo toan hàng ngày. Chiếc chuông đồng làm tăng thêm sự uy nghi, linh thiêng của ngôi chùa.
Bên cạnh đó, cũng có những lý giải về ý nghĩa riêng của từng loại chuông như:
Tiếng chuông đại hồng chung mang ngụ ý thức tỉnh, giúp con người sớm giác ngộ và giải thoát khỏi vòng luân hồi tối tăm đau khổ của cuộc đời. Đồng thời cũng nhắc nhở người xuất gia buông bỏ hỉ nộ ái ố để tịnh tâm, tu tập.
Trong khi đó, tiếng chuông Báo chúng mang ý nghĩa là phương tiện thông báo, báo tin cho Tăng ni Phật tử biết những lúc họp, thọ trai, giờ bái sám,...
Chuông đồng gia trì là loại chuông giúp cho các buổi lễ, tụng kinh được tuần tự, nhịp nhàng như: báo hiệu lúc bắt đầu đọc kinh hay khi đoạn kinh sắp hết.
Chính vì vậy, chuông đồng là vật không thể thiếu trong các chùa. Quan trọng nhất, tiếng chuông đồng là âm thanh của nhà Phật giúp con người thức tỉnh và sống đúng đạo hơn.
Đầu tiên phải tạo mẫu chuông bằng đất sét trộn với trấu và bông để tạo độ keo cho khuôn. Nặn khuôn theo mẫu chuông đã thống nhất sẵn trước đó
Chuông đồng được làm từ 2 nguyên liệu là đồng và thiếc được pha theo tỷ lệ và loại bỏ hết tất cả tạp chất. Chỉ như vậy thì chuông đúc mới được tròn trịa và không bị nứt gãy trong quá trình đúc.
Sau khi chọn đủ nguyên liệu, đồng và thiếc sẽ được nấu chung. Nấu đồng phải đúng thời gian, khuôn đúc cũng cần phải được nung nóng, màu nước rót đồng khi rót vào khung phải có màu đỏ hồng. Phải đáp ứng được những nhu cầu khắt khe đó thì đồng mới có thể rót đều khắp khuôn đúc.
Sau khi đúc xong sản phẩm sẽ được để nguội, thử tiếng nếu đạt âm thanh chuẩn thì sẽ tiến hành sửa nguội. Lúc này các chi tiết hoa văn trên chuông đồng sẽ được mài giũa lại tỉ mỉ, đánh bóng và làm màu để tạo một chiếc chuông đồng hoàn chỉnh nhất.
>>>Xem thêm các mẫu linh vật phong thủy giúp gia chủ chiêu tài hút lộc
Cái chuông, khi đã bị nứt rồi, thì dù có đánh hết sức bình sinh vẫn chỉ nghe thấy những âm thanh rè rè mà thôi. Đó là do chỗ bị nứt làm chuông mất đi sự đối xứng, độ đàn hồi và dao động riêng, chỗ đó không thể cùng ba mặt khác dao động đồng bộ, tạo ra âm thanh.
Chuông hoạt động theo nguyên lý sau: khi bị ngoại lực đánh vào, dao động của nó sẽ hướng về hai phía đối nhau từng đôi một. Chẳng hạn, khi bạn gõ vào mặt phải, thì mặt phải và mặt trái sẽ đồng thời ép vào trong, còn mặt trước và mặt sau thì dãn ra phía ngoài.
Tiếp đó, hai mặt trái phải lại dãn ra phía ngoài, đồng thời hai mặt trước sau lại ép vào phía trong. Chính do dao động của các mặt chuông không ngừng đan xen nhau, lúc dãn ra phía ngoài, lúc ép vào phía trong, mà chuông phát ra được âm thanh du dương rồi yếu dần đi.
Nếu chuông được đúc dày mỏng không đều thì dao động của hai mặt đối xứng sẽ không hòa nhịp, âm thanh phát ra không những khó nghe mà thời gian ngân vang cũng ngắn.
Đúc Đồng Bảo Long tự hào là một trong những cơ sở lớn nhất tại làng nghề Vạn Điểm – Ý Yên – Nam Định chuyên chế tác và thi công các công trình đúc đồng thủ công mỹ nghệ với chất lượng và độ tinh xảo cao nhất. Với đặc thù sản xuất trực tiếp theo phương pháp thủ công truyền thống, không phải qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.
Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm như: đồ thờ bằng đồng,tranh đồng, tượng đồng theo yêu cầu… Được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt tin tưởng, sử dụng. Bảo Long luôn coi lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi tin rằng mình có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 0912.055.661 - 0985.918.661 để được hỗ trợ tốt nhất